Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Làn sóng lây nhiễm mới chia New York làm đôi

Làn sóng lây nhiễm virus mới tạo một cảnh tượng kỳ lạ ở New York. Chỉ nằm cách nhau một dãy phố, một trung tâm tấp nập người qua lại, trung tâm còn lại hoang lạnh, trống không.

Lan song Covid-19 o New York anh 1

Tại Trung tâm Rego, một trung tâm mua sắm nhỏ ở quận Queens (thành phố New York), người ta lại thấy những tấm biển viết tay treo trước các cửa hàng: "Chúng tôi đã đóng cửa".

Nhưng cách đó chỉ một đoạn đường ngắn, tại Trung tâm Queens, các khách hàng xách trên tay những chiếc túi nặng, đi lại tấp nập trong khu mua sắm bốn tầng.

Chỉ trong vòng vài ngày, thành phố New York đã chứng kiến một sự đảo ngược ấn tượng. Vào ngày đầu tiên của tháng 10, các nhà hàng mở cửa trở lại, số lượng người đi tàu điện ngầm đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Thị trưởng Bill de Blasio ca ngợi việc trường công hoạt động lại. "Chúng ta đã làm được. Các bạn đã làm được. Thành phố New York đã làm được điều đó. Đây là khoảnh khắc tái sinh của chúng ta", ông tuyên bố.

Nhưng giờ đây, thành phố New York một lần nữa lao đao. Cùng lúc, các quan chức thành phố và bang cho phép mở cửa trở lại một số khu vực, trong khi ra lệnh đóng cửa doanh nghiệp và trường học ở những nơi khác.

Lan song Covid-19 o New York anh 2

Bản đồ hướng dẫn phong tỏa của bang, trong đó khu vực màu đỏ là khu vực nguy hiểm. Ảnh: New York Times.

Thành phố chia đôi

Các chuyên gia y tế công cộng cho biết chưa một bang nào thử áp dụng một kế hoạch chi tiết như vậy. Giới chức trách bang và thành phố hy vọng cách làm này sẽ ngăn chặn việc đóng cửa toàn thành phố một lần nữa. Bởi điều đó có thể tàn phá nền kinh tế của địa phương.

Ông de Blasio cũng cảnh báo rằng lệnh đóng cửa mới có thể được đưa ra khi có hơn 500 người xác nhận dương tính với virus mỗi ngày và số bệnh nhân nhập viện đạt mức cao nhất tính từ mùa hè.

Kế hoạch đóng cửa giới hạn khiến nhiều cư dân New York bối rối. "Tôi ước gì mình ở cách đây một dãy nhà", ông George Rakitzis, 60 tuổi, than thở. Ông ngồi trong một gian hàng ở quán ăn Silver Spoon của mình. Quán ăn nằm giữa Trung tâm Queens và Trung tâm Rego.

Quán của ông đã chuẩn bị đầy đủ để mở cửa lại. Ông Rakitzis thuê nhiều nhân viên hơn, lắp kính chắn bằng nhựa giữa các bàn. Nhưng giờ cửa hàng của ông vẫn bị ngừng hoạt động vì nằm trong khu vực nguy hiểm.

Thành phố giờ chia làm đôi. Số lượng người đi tàu điện ngầm liên tục giảm kể từ khi đạt mức cao nhất hôm 1/10. Các cư dân đi bộ nhiều hơn vào cuối tháng 9 nhưng cũng bắt đầu giảm dần, theo số lượng địa phương.

"Mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người khỏe mạnh, an toàn và trở lại cuộc sống bình thường", ông Alfred C. Cerullo III, Chủ tịch của tổ chức Grand Central Partnership, chia sẻ. "Bất cứ điều gì làm chậm hoặc tạo ra cú sốc đối với hệ thống không chỉ đáng tiếc mà còn đáng sợ về lâu dài", ông nói thêm.

Lệnh đóng cửa mới tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp nhỏ vốn đang gặp khó khăn, dẫn đến doanh thu thuế của thành phố sụt giảm. Đường phân chia rất rõ ràng giữa khu vực phong tỏa và phần còn lại của New York. Các nhà hàng ở khu vực rộng lớn phía nam Brooklyn, nơi tập trung nhiều ca nhiễm mới nhất, buộc phải quay lại chỉ phục vụ đồ ăn mang đi.

Trong khi đó, tại quận Manhattan, thực khách vẫn có thể dùng bữa trong nhà. Nhiều trường hợp các phía khác nhau ở cùng một con phố cũng bị áp dụng những quy tắc khác nhau.

"Tôi đã làm mọi thứ cần làm"

Trong khu phố Flatbush của Brooklyn, ông Lenox Romeo, 58 tuổi, không thể hiểu tại sao tiệm cắt tóc của mình trên Đại lộ Nostrand phải đóng cửa.

Cửa hàng của ông nằm trong vùng màu cam. Hầu hết cửa hàng bán lẻ ở vùng được đánh dấu màu cam đều có thể mở cửa. Tuy nhiên, những tiệm làm móng, tiệm cắt tóc, phòng tập thể dục và trường học phải đóng cửa ít nhất 14 ngày.

"Chúng tôi đã đáp ứng mọi yêu cầu. Tại sao chúng tôi phải đóng cửa. Chúng tôi đã làm mọi thứ chúng tôi cần làm. Vấn đề không đến từ chúng tôi", ông tuyệt vọng.

Cách đó vài dãy nhà là khu màu đỏ. Tại đây, chỉ những doanh nghiệp thiết yếu mới có thể hoạt động. Một tấm bảng trên tiệm cắt tóc ghi: "Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng chúng tôi sẽ đóng cửa trong vòng hai tuần tới". Nhưng ở bên trong, họ vẫn vi phạm quy tắc và cắt tóc cho một số khách hàng.

Tại Trung tâm mua sắm Queens, nằm trong vùng màu cam, các nhà hàng chỉ được phục vụ ngoài trời. Nhưng chuỗi nhà hàng Shake Shack vẫn có thể phục vụ trong nhà. Một nhà quản lý nhà hàng cho biết vẫn chưa có quan chức thành phố hoặc quan chức bang nào đến hỏi thăm.

Ngay cả ở những khu vực mở cửa hoàn toàn, sự lo lắng vẫn gia tăng. "Chúng tôi phải theo dõi số ca nhiễm mới từng ngày", cô Carlos Suarez, chủ sở hữu của ba nhà hàng ở Manhattan, tiết lộ.

Lan song Covid-19 o New York anh 5

Cảnh hoang vắng một lần nữa xuất hiện ở nhiều nơi tại thành phố New York. Ảnh: New York Times.

Sự gia tăng các ca nhiễm ở Brooklyn và Queens đã làm dấy lên sự hoài nghi về khả năng ngăn chặn làn sóng lây lan mới của thành phố. Trước đó, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo về thời tiết thuận lợi cho virus, hoạt động trong nhà nhiều hơn và sự chủ quan trong việc kiểm soát đại dịch.

Một số quan chức tại cơ quan y tế của thành phố cũng đưa ra lời khuyên về việc áp dụng lệnh cấm rộng rãi hơn. Nhưng Thống đốc New York Andrew Cuomo và ông de Blasio vẫn đang cân nhắc liệu hai tuần phong tỏa theo khu vực có đủ hay không.

"Tôi không thể nhớ lần cuối cùng các quan chức chính phủ nói về việc mọi người cần ở nhà nếu có thể. Nhưng đó phải là một thông điệp", ông Mark Levine, Chủ tịch Ủy ban Sức khỏe của Hội đồng Thành phố, nhấn mạnh.

Ông thúc giục tạm dừng hoặc hủy lệnh mở cửa trở lại trên toàn thành phố.

Chiến dịch của ông Trump gặp khủng hoảng tiền mặt

Với số tiền ít hơn nhiều so với dự đoán để chi cho chặng đua cuối cùng, chiến dịch của ông Trump rơi vào cuộc khủng hoảng tiền mặt và nảy sinh mâu thuẫn nội bộ.

Nhiều người Mỹ sẽ tiếp tục thất nghiệp dù ai lên làm tổng thống

Theo CNN, dù ai giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cuộc khủng hoảng việc làm tại Mỹ vẫn sẽ tiếp tục nghiêm trọng và là vấn đề lớn với chính quyền Washington.

Nhà giàu Mỹ lo thiếu cách né thuế nếu ông Biden đắc cử

Viễn cảnh thuế cao hơn và ít cách né thuế nếu ứng viên Joe Biden và đảng Dân chủ giành chiến thắng trọn vẹn khiến nhiều người giàu Mỹ đau đầu tìm cách giữ tiền.

Gao ST25 o at tang gia hinh anh

Gạo ST25 ồ ạt tăng giá

0

Chỉ trong khoảng nửa tháng 9, gạo ST25 Ông Cua đã điều chỉnh tăng giá 2 lần, với tổng mức tăng 3.500 đồng/kg; trên thị trường, mỗi kg gạo này đã gần 45.000 đồng.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm