Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Làn sóng bỏ việc để làm blockchain nở rộ tại Thung lũng Silicon

Nhiều nhân viên công nghệ tại Thung lũng Silicon đang nuôi mộng làm giàu với cơ hội đến từ các startup tiền mã hóa và blockchain.

Bo viec tai Google de tham gia startup tien so anh 1

Vừa rời công việc phó chủ tịch điện toán đám mây tại Amazon, Sandy Carter thông báo sẽ gia nhập Unstoppable Domains, startup bán tên miền web dựa trên blockchain. Carter còn chia sẻ lên LinkedIn đường dẫn đến các vị trí đang tuyển dụng của công ty.

Chỉ sau 2 ngày, hơn 350 người đã nộp đơn xin việc tại Unstoppable Domains, đa số đến từ các công ty công nghệ như Google, Amazon hay Apple. Theo New York Times, rời bỏ các "ông lớn" công nghệ để làm việc tại những startup về blockchain, tiền mã hóa đang là xu hướng mới tại Thung lũng Silicon.

Hỗn loạn nhưng đầy cơ hội

"Đó là cơn bão hoàn hảo", Carter nhấn mạnh. Nhiều người xem đây là cơ hội chỉ đến một lần trong đời. Họ cho rằng tiền mã hóa sẽ đóng vai trò quan trọng cùng với sản phẩm trên nền tảng blockchain như NFT (token không thể thay thế).

Tiền mã hóa đang là chủ đề bàn luận sôi nổi tại Thung lũng Silicon, bao gồm những người đầu tư vào Dogecoin, đồng tiền lấy biểu tượng chó Shiba, với ước mơ đổi đời. Giá Bitcoin đã tăng 60% trong năm nay, Ethereum cũng tăng giá gấp 5 lần. Những giám đốc, kỹ sư tại các công ty công nghệ lớn sẵn sàng rời bỏ công việc để theo đuổi giấc mộng.

Bo viec tai Google de tham gia startup tien so anh 2

Nhiều nhân viên công nghệ tin rằng tiền mã hóa là bước tiến lớn tiếp theo sau máy tính cá nhân và Internet. Ảnh: New York Times.

Cứ vài chục năm, một thứ gì đó sẽ thay đổi ngành công nghệ, ai bắt lấy cơ hội sớm sẽ nắm lợi thế. Nhiều người cho rằng điều lớn lao tiếp theo chính là tiền mã hóa, so sánh với máy tính cá nhân hay Internet, những công nghệ từng bị chế giễu khi mới xuất hiện nhưng cuối cùng đã góp phần thay đổi cuộc sống.

"Miếng bánh" tiền mã hóa cũng thu hút nhiều nhà đầu tư. Theo thống kê của PitchBook, các nhà đầu tư đã chi 28 tỷ USD vào các startup tiền mã hóa và blockchain trong năm nay, số tiền nhiều gấp 4 lần so với năm 2020. Trong số đó, hơn 3 tỷ USD dành cho các công ty NFT.

Sridhar Ramaswamy, CEO startup tìm kiếm Neeva và từng làm việc tại Google, không phủ nhận sức hút của tiền mã hóa. "Nó giống như thập niên 1990 và những ngày đầu của Internet, hỗn loạn nhưng cũng đầy cơ hội", Ramaswamy nhận định.

Bỏ việc để theo đuổi đam mê tiền mã hóa

Trong khi nhiều người tin vào tiềm năng của tiền mã hóa, số khác nghi ngờ đây chỉ là "bong bóng" đầu cơ như các khoản tín dụng thứ cấp (subprime mortgage) hoặc "Cơn sốt hoa tulip" tại Hà Lan giữa thế kỷ 17. Họ cho rằng đa số hành động đầu tư đến từ mong muốn làm giàu nhanh từ tài sản dựa vào các trò đùa trên Internet.

Tất nhiên, những người đặt niềm tin vào tiền số có lý lẽ của họ khi blockchain dựa trên mạng lưới phi tập trung, không bị cá nhân, tổ chức hay chính phủ kiểm soát. Dù mạng lưới này đã xuất hiện từ khi Bitcoin ra đời năm 2009, các sản phẩm như NFT dựa trên blockchain mới trở thành xu hướng từ năm nay, góp phần khiến nhiều công ty công nghệ để mắt đến tiền mã hóa.

Đầu tháng 12, Brian Roberts, Giám đốc Tài chính hãng gọi xe Lyft đã rời công ty để gia nhập sàn giao dịch OpenSea. "Tôi đã chứng kiến đủ các chu kỳ và mô hình dịch chuyển để biết một thứ lớn lao sắp xuất hiện... Chúng ta chỉ mới bước vào ngày đầu của NFT và những tác động của chúng", Roberts cho biết.

Bo viec tai Google de tham gia startup tien so anh 3

Jack Dorsey là một trong nhiều lãnh đạo công nghệ rời công ty để theo đuổi đam mê tiền mã hóa. Ảnh: CNBC.

Tháng trước, Jack Dorsey cũng từ chức CEO Twitter để dành thời gian cho Square, công ty thanh toán trực tuyến nhưng cũng tập trung vào tiền mã hóa và Web3. Ông còn đổi tên công ty sang Block, sử dụng avatar hình khối lập phương để nhấn mạnh hướng đi mới. David Marcus, lãnh đạo mảng tiền số của Facebook cũng sẽ rời công ty vào cuối năm nay để theo đuổi đam mê kinh doanh riêng, gồm kế hoạch ra mắt coin của riêng mình.

Thời gian qua, nhiều công ty tập trung vào blockchain đã phát triển mạnh mẽ, gồm các sàn giao dịch như Bitpanda, Gemini, CoinList, các trang mua bán NFT như OpenSea, Dapper Labs và các công ty cơ sở hạ tầng như Dfinity, Alchemy.

Cuộc "di cư" sẽ tiếp tục

Làn sóng nghỉ việc để theo đuổi đam mê tiền mã hóa khiến các hãng công nghệ lớn tìm cách giữ chân nhân viên. Tại Google, khuyến khích nhân viên không nghỉ việc trở thành vấn đề cấp bách đến nỗi được CEO Sundar Pichai và các lãnh đạo thảo luận hàng tuần. Nguồn tin nội bộ cho biết Google đã mở rộng các khoản trợ cấp bằng cổ phiếu cho nhân viên.

Khác với Facebook (đã đổi tên công ty thành Meta) khi công khai chấp nhận tiền mã hóa, Google không nhắc đến chủ đề này nhiều. Năm ngoái, Phó chủ tịch Surojit Chatterjee rời Google để trở thành Giám đốc Sản phẩm Coinbase, một trong những sàn giao dịch tiền số lớn.

Khi Coinbase lên sàn giao dịch vào tháng 4, cổ phiếu của Chatterjee tăng hơn 600 triệu USD dù ông mới gia nhập công ty chỉ 14 tháng. Điều đó khiến nhiều nhân viên công nghệ tại Thung lũng Silicon có tâm lý không muốn bỏ lỡ (FOMO). Nỗi sợ còn lớn hơn nếu họ có bạn bè đầu tư Bitcoin từ nhiều năm và hiện rất giàu có.

"Trở lại năm 2017 hoặc trước đó, mọi người chỉ muốn tìm cơ hội đầu tư. Hiện tại, họ thực sự muốn tạo ra cơ hội", Evan Cheng, đồng sáng lập kiêm CEO Mysten Labs, startup xây dựng cơ sở hạ tầng blockchain cho biết. Vào tháng 9, Cheng đã rời Facebook sau 6 năm làm việc.

Trong số khoảng 20 nhân viên của Mysten Labs, hầu hết sống tại San Francisco, New York hoặc London, khoảng 80% từng làm việc tại các công ty công nghệ như Facebook, Google và Netflix. Những người rời bỏ "Big Tech" để gia nhập startup tiền mã hóa không phải đợi lâu để nhận lương như các startup công nghệ truyền thống.

Bo viec tai Google de tham gia startup tien so anh 4

Evan Cheng (giữa) đã nghỉ việc tại Facebook để thành lập startup về blockchain. Ảnh: New York Times.

Trong khi đa số nhân viên chấp nhận mức lương thấp tại các startup truyền thống để hy vọng cổ phiếu công ty tăng cao, nhân viên tại startup tiền mã hóa được cung cấp lượng "thanh khoản" sớm, đa số dưới dạng tiền mã hóa của công ty. Trong một số trường hợp, startup còn đưa ra khoản bồi thường ngang bằng các hãng công nghệ lớn bởi nhân viên có thể chuyển đổi lượng token của công ty thành tiền mặt một cách dễ dàng.

"Bạn không cần nhận mức lương chỉ bằng 1/3 so với các hãng công nghệ lớn, bởi công ty (về tiền mã hóa) có lượng vốn rất tốt", Cheng cho biết nhiều người quan tâm đến startup tiền mã hóa không chỉ vì tiền, mà còn thu hút bởi Web3, tích hợp nhiều điểm mới trong phân quyền và kiểm soát dữ liệu, thay thế cách Facebook và Google đang tận dụng để kiếm lời.

Theo Carter, nhiều nhân viên Amazon rất quan tâm đến Web3, nhưng bà cam kết không kêu gọi đồng nghiệp cũ nghỉ việc. Dù vậy, Carter cho rằng cuộc "di cư" trong ngành công nghệ sang tiền mã hóa sẽ vẫn tiếp tục.

"Đây là lúc thích hợp để bắt đầu", Carter nhận định.

Những điều cần biết về NFT - cơn sốt mới của thế giới NFT là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token. Đây là loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một loại tài sản duy nhất.

Ví Bitcoin lớn hoạt động trở lại sau 8 năm

Ví tiền mã hóa sở hữu lượng Bitcoin trị giá tới 15 triệu USD đã không hoạt động kể từ năm 2013.

Jack Dorsey và Elon Musk nghi ngờ về Web3

Khi nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa tung hô thế hệ Internet tiếp theo, 2 vị tỷ phú công nghệ cùng bày tỏ quan điểm nghi ngờ về "Web3".

Bitcoin đang rất dễ bị thao túng

Theo một nghiên cứu gần đây, những "cá voi" kiểm soát 27% lượng Bitcoin đang lưu hành. Điều này khiến họ có thể dễ dàng thu lợi và thao túng thị trường.

Phúc Thịnh

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm