Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làn sóng bất bình dồn các ngân hàng Trung Quốc vào thế khó

Xu hướng trả nợ trước hạn đang đe dọa lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc. Nhiều nhà băng đã tìm cách hạn chế hoạt động này.

Theo Nikkei Asia, sóng phẫn nộ đang gia tăng với các ngân hàng Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm nay. Thông qua việc hạn chế trả nợ trước hạn, những nhà băng nước này đang muốn ngăn lợi nhuận sụt giảm.

Theo Cơ quan Quản lý Tài chính Quốc gia Trung Quốc (NAFR), các khách hàng đã gửi tổng cộng 104.909 đơn khiếu nại trong quý I, tăng khoảng 50% so với quý cuối năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở những khoản vay mua nhà.

Ngân hàng loay hoay vì làn sóng trả nợ trước

Khiếu nại của người tiêu dùng tăng 2,1 lần, lên 59.827 đơn, lần đầu chiếm phần lớn trên tổng số kể từ quý II/2020. Xu hướng này bắt nguồn từ những vết thương kinh tế sau nhiều năm Bắc Kinh theo đuổi chiến lược Zero-Covid.

Theo đó, do lợi nhuận từ cổ phiếu và bất động sản lao dốc, nhiều người rút tiền đầu tư để trả nợ trước hạn nhằm giảm bớt gánh nặng lãi vay hàng tháng.

Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cắt giảm chi phí thông qua một số biện pháp như hạ lãi suất huy động, nhằm gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

tra no truoc han anh 1

Do lãi suất tiền gửi và lợi nhuận đầu tư sụt giảm, ngày càng nhiều người rút tiền khỏi ngân hàng để trả trước khoản vay. Ảnh: Reuters.

Điều này tạo ra vòng xoáy khiến làn sóng trả nợ trước hạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do lãi suất tiền gửi sụt giảm, ngày càng nhiều người rút tiền khỏi ngân hàng để trả trước khoản vay.

Các ngân hàng đang tìm cách ngăn chặn làn sóng này. Nhiều nhà băng giới hạn việc trả nợ trước hạn để bảo đảm về doanh thu. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, một khách hàng cho biết ngân hàng của mình thông báo rằng phải đến tháng 8, yêu cầu thanh toán sớm khoản vay mới được xử lý.

Nguyên nhân là số yêu cầu đang rất cao.

Khách hàng nổi giận

"Làn sóng trả nợ trước hạn chưa từng xảy ra với quy mô lớn như thế này. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu của các ngân hàng", ông Ding Shuang - chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc đại lục và Bắc Á tại Standard Chartered - nhận định.

Một nhân viên ngân hàng tại China Construction Bank cho biết ngân hàng này đã tạm dừng chức năng trả nợ trước hạn trên ứng dụng điện thoại do số lượng yêu cầu tăng vọt.

Khách hàng cần đợi vài tháng để đặt lịch thanh toán khoản vay trước hạn.

Làn sóng trả nợ trước hạn chưa từng xảy ra với quy mô lớn như thế này. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu của các ngân hàng

Ông Ding Shuang - chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc đại lục và Bắc Á tại Standard Chartered

Nhiều người thậm chí còn sử dụng các khoản vay tiêu dùng hoặc kinh doanh lãi suất thấp để trả nợ ngân hàng dù hoạt động này bị cấm.

Nói với Nikkei Asia, cô Zhang, 35 tuổi, cho biết cô đã phải đợi 2 tháng để thanh toán khoản vay mua nhà 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 290.000 USD) trước hạn.

Một mặt, các ngân hàng có thể loại bỏ rủi ro tín dụng nhờ làn sóng trả nợ sớm. Nhưng điều này cũng bào mòn lợi nhuận từ lãi vay của nhà băng.

Bắc Kinh cũng đang vào cuộc. Truyền thông Trung Quốc đưa tin hồi tháng 2, Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc đã thúc giục các ngân hàng nhanh chóng xử lý yêu cầu trả nợ trước hạn của khách hàng.

Xu hướng trả trước khoản vay mua nhà đang tăng cao. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), chênh lệch giữa giá trị các khoản vay trong tháng 4 và số tiền được trả đã lên tới 115,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 16 tỷ USD), đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2007 - thời điểm bắt đầu thu thập dữ liệu.

Khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến thẻ tín dụng cũng tăng 7% lên 32.142 đơn trong quý đầu năm.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Sau vụ nổ tàu Titan, người giàu vẫn chi mạnh tay cho du lịch mạo hiểm

Các giám đốc trong ngành tiết lộ nhu cầu vẫn rất cao sau vụ nổ tàu lặn Titan trong lúc thám hiểm xác tàu Titanic. Với nhiều người, rủi ro chính là sự hấp dẫn của du lịch mạo hiểm.

Fed: Sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữa

Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa cho đến khi đạt được bước tiến trong cuộc chiến với lạm phát.

Dong USD cao nhat 13 thang hinh anh

Đồng USD cao nhất 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm