Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm việc ở nước ngoài tựa một canh bạc

Theo BBC, những người làm việc ở nước ngoài là đối tượng dễ bị tổn thương khi các loại tiền tệ đột ngột tăng hoặc giảm.

Năm ngoái, Rebecca Self nhận ra tiền lương của cô giảm gần 30% trong chưa đầy một tháng. Nguyên nhân không phải là cô bị cách chức hay công ty tái cơ cấu hoặc giảm chi phí. Lương của Self giảm vì những thay đổi trong thị trường tiền tệ, thứ tác động tới nhiều người nước ngoài làm việc trên thế giới.

Giá trị giảm mạnh trong thời gian ngắn

Self là một nhà tư vấn về lãnh đạo người Mỹ và làm việc tại thành phố Zurich, Thụy Sĩ. Lương của cô được trả từ các quốc gia khác nhau, bằng các loại tiền khác nhau. Sau đó, cô đổi chúng về đồng nội tệ của Thụy Sĩ. 

Vì Self làm việc theo hợp đồng cố định nên thu nhập của cô bị ảnh hưởng nếu một trong những loại tiền bất ngờ tăng hoặc giảm giá.

lam viec o nuoc ngoai anh 1
Những người làm việc ở nước ngoài là đối tượng dễ bị tổn thương khi các loại tiền tệ đột ngột tăng hoặc giảm. Ảnh: Getty

Tháng 1 năm ngoái, đồng franc Thụy Sĩ đột nhiên tăng vọt so với đồng euro. Diễn biến khiến tiền lương của Self sau khi đổi về đồng franc Thụy Sĩ giảm 30% giá trị trong vòng chưa đầy một tháng.

"Bạn không được bồi thường cũng chẳng thể truy đòi", cô chia sẻ.

Self là một trong nhiều chuyên gia sống ở nước ngoài, những người mà cuộc sống hàng ngày của họ xoay quanh nhiều loại tiền tệ. Thông thường, họ được trả lương bằng một loại tiền, thanh toán hóa đơn bằng một loại tiền và gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ của quê nhà.

Tình trạng này khiến làm việc tại nước ngoài như một canh bạc về mặt tài chính. Nếu một đồng tiền liên quan suy yếu trong thời gian họ ở nước ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ.

Điển hình là hồi tháng 6, sau khi đồng bảng đột ngột mất giá sau khi Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu. Nhiều người nước ngoài được trả lương bằng đồng bảng nhận thấy họ bị thâm hụt 10% sau khi chuyển về đồng nội tệ nước họ. 

Những người làm việc tại nước ngoài bắt đầu chất vấn về vấn đề biến động tiền tệ có thể ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Brexit khiến vấn đề này trở nên rõ nét, Kate Fitzpatrick - một chuyên gia cao cấp của công ty tư vấn nhân lực Mercer - nói.

Cô cho biết một số doanh nghiệp chọn phương pháp điều chỉnh lương tạm thời nhằm bù đắp những biến động về tiền tệ. Hầu hết các công ty lớn áp dụng chính sách tái hiệu chuẩn tại chỗ hoặc thẩm định lại mức lương khi tiền tệ tăng hoặc giảm tại bất cứ đâu trong khoảng 7-12%.

Phải đòi hỏi hoặc tự cứu lấy mình

Những người đang cân nhắc về vị trí làm việc ở nước ngoài đang ở vị trí tốt nhất để thương lượng. Họ có thể đàm phán những điều khoản có lợi nhất cho bản thân để tránh những thiệt hại do sự thay đổi thị trường tiền tệ gây ra và có thể hưởng một loạt chế độ ưu đãi nhằm cân bằng và bảo vệ tiêu chuẩn sống giống như ở nhà.

lam viec o nuoc ngoai anh 2
Brexit không phải điều mà nhiều người nước ngoài làm việc tại Anh mong muốn. Ảnh: Getty

Khoảng 68% nhân viên nước ngoài của các công ty sử dụng phương pháp cân đối, theo nghiên cứu của công ty Mercer. Tuy nhiên, nhiều người không may mắn như vậy. Họ có ít sự lựa chọn và phải chấp nhận những hợp đồng rủi ro hơn khi làm việc. Đó thường là những người không có quyền đàm phán hoặc thiếu kinh nghiệm đòi hỏi.

Để xử lý vấn đề, doanh nghiệp nước ngoài cùng nhiều lao động đang phát triển những biện pháp và quy trình nhằm bảo vệ thu nhập của họ, trong số đó phải kể đến Stevie Benanty - 27 tuổi - và Dan Miller - chồng của Benanty đồng thời là doanh nhân bất động sản 29 tuổi.

Benanty và Miller đều là người Mỹ hiện sống tại thành phố Lisbon của Bồ Đào Nha. Họ dự định chuyển đến Pháp vào mùa thu này. Cặp vợ chồng sử dụng dịch vụ giao dịch tiền tệ trực tuyến tên là Transferwise để trả các hóa đơn và tiền lương bằng những loại tiền khác nhau.

Bên cạnh đó, chi phiếu sẽ được gửi về nhà của họ ở New York. Một dịch vụ gọi là Earth Class Mail sẽ giúp họ mở chi phiếu và gửi tiền vào tài khoản trong ngân hàng tại Mỹ. Miller hiện dành nhiều thời gian để quản lý tài chính của cặp đôi từ nước ngoài và nghiên cứu biến động ngoại tệ.

Thay đổi đáp ứng nhu cầu thời đại

Đối với những người nước ngoài, yếu tố quan trọng để họ quyết định làm việc là kiếm tiền ở đâu và như thế nào. Sau đó, họ sẽ đầu tư để giảm thiểu sự thâm hụt trong giai đoạn chuyển giao tiền lương từ loại tiền này qua loại tiền khác.

Self cho hay thay vì tiếp cận khách hàng quốc tế, đồng nghiệp của cô hướng đến khách hàng Thụy Sĩ để tránh rủi ro. Trong khi đó, chiến lược riêng của cô là tiết kiệm tiền tại cả Thụy Sĩ và Mỹ. Cô sẽ mở hai tài khoản song song tại hai quốc gia và dùng chúng cho đến khi có thể quyết định nơi sẽ nghỉ hưu.

Một số ngân hàng lớn tư vấn về quản lý tài sản đặc biệt nhắm tới đối tượng là người nước ngoài như gợi ý cho họ sử dụng tài khoản tiết kiệm đa tiền tệ.

Trong khi đó, một số công ty đa quốc gia hàng đầu bắt đầu nghĩ đến việc chia sẻ mối lo với những nhân viên công tác ở nước ngoài. 

“Trước đây, các công ty không cung cấp bất cứ loại hỗ trợ hay an sinh cho vấn đề này”, cô nói.

Genie Martens, cựu giám đốc cấp cao của công ty tư vấn Air Inc, khuyên: “Hãy xem xét kỹ chính sách công tác và liệu nó có mang lại những mục tiêu mà bạn mong đợi hay không”.

Trung Quốc lập cơ quan di trú để hút nhân tài nước ngoài

Trung Quốc đang thiết lập văn phòng di trú đầu tiên nhằm thu hút các nhân tài ở nước ngoài nhập cư, giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Vỡ mộng xuất khẩu lao động Nhật Bản

Từng mơ tưởng được làm tại môi trường chuyên nghiệp với mức lương hậu hĩnh, cơ sở vật chất đủ đầy, thế nhưng khi sang làm việc, nhiều lao động Việt xuất khẩu Nhật Bản đã vỡ mộng.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm