Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm trung gian, Nga có giải được cuộc khủng hoảng Triều Tiên?

Nga gần đây tăng cường nỗ lực hòa giải trong vấn đề Triều Tiên, động thái được cho sẽ giúp Moscow tăng cường vị thế, có thể là bước đầu giúp làm tan băng quan hệ với Mỹ.

Những vụ phóng tên lửa gây chấn động của Triều Tiên Năm 2017, Triều Tiên phóng tên lửa với tần suất chưa từng có, gồm 3 lần thử ICBM và 2 lần bắn tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.

Theo Nikkei Asian Review, nước đi mới nhất của Moscow trên bàn cờ địa chính trị là thúc đẩy liên lạc với Bình Nhưỡng, động thái nhiều khả năng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trong vai trò là bên trung gian chính giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên.

"Tôi sẽ tới Triều Tiên vào năm sau", Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, tuyên bố ngay sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất. Matviyenko là người giữ vị trí thứ ba trong chính phủ Nga, sau Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev.

Nâng cao vị thế, cải thiện quan hệ với Mỹ

Giới quan sát cho rằng chính quyền Tổng thống Putin đang nỗ lực sắp đặt một cuộc gặp giữa nữ chính trị gia quyền lực của Nga và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Cuộc gặp này sẽ nâng cao vị thế của Moscow trong vai trò là bên trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử đặc phái viên tới Bình Nhưỡng vào tháng trước, song nỗ lực này không hiệu quả, ông Kim đã phớt lờ lời cảnh báo của Bắc Kinh và tiếp tục ra lệnh thử tên lửa.

dam phan voi Trieu Tien anh 1
Bà Valentina Matviyenko (bên phải ngoài cùng), Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, là người giữ vị trí thứ ba trong chính phủ Nga, sau Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev. Ảnh: government.ru.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc ngày càng xấu đi liên quan đến chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, một số người cho rằng ông Kim Jong Un có thể sẽ xem Nga là đối tác thích hợp nhất giúp đạt được một thỏa thuận tốt hơn, trong trường hợp ông ấy muốn ngồi xuống đàm phán.

Không giống như Trung Quốc, Nga xưa nay không có nhiều lợi ích kinh tế từ Triều Tiên. Tuy nhiên, chính quyền Putin được cho là coi trọng vấn đề Bình Nhưỡng như một ưu tiên.

Moscow nhiều khả năng xem vai trò trung gian của mình trong vấn đề Triều Tiên là một điều kiện để mặc cả với chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Quan hệ Nga - Mỹ xấu đi sau khi Washington cáo buộc Nga can thiệp bầu cử năm 2016. Bê bối này và những lùm xùm xung quanh nó đã cản trở Tổng thống Trump quan hệ với Moscow. Nikkei nhận định Putin hy vọng việc Nga chủ động liên lạc với Bình Nhưỡng có thể sẽ gián tiếp làm tan băng quan hệ với Mỹ. 

Những dấu hiệu rõ ràng

Chiến lược trên của Nga thể hiện rõ ràng trong phản ứng của nước này trước vụ thử tên lửa ngày 29/11 của Triều Tiên. Trong khi phần lớn cộng đồng quốc tế lên án hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng, thì Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lên tiếng chỉ trích Mỹ.

Ông Lavrov nói "các động thái của Washington dường như cố ý nhằm kích động để Bình Nhưỡng có những hành động cứng rắn", ám chỉ cuộc tập trận mà Mỹ đang tiến hành gần bán đảo Triều Tiên. 

Lời phê phán của ngoại trưởng Nga có thể xem là nỗ lực nhằm "ghi điểm" với Bình Nhưỡng, cũng như để kêu gọi Washington kiềm chế. Sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 9, Nga miễn cưỡng ủng hộ các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau khi Trung Quốc, đồng minh thân thiết nhất của Bình Nhưỡng, đứng về phía cộng đồng quốc tế. 

Theo một nguồn tin từ Điện Kremlin, động thái này đã làm gia tăng sự hoài nghi của Bình Nhưỡng đối với Moscow. Để cải thiện mối quan hệ, ngay sau khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết, Nga đã thúc đẩy việc liên lạc với Triều Tiên, cử một nhóm nghị sĩ đến Bình Nhưỡng.

Đồng thời, Moscow cũng mời các quan chức cấp cao của chính phủ Triều Tiên đến tham dự một hội nghị quốc tế tại Nga. Phái đoàn gồm các đại diện từ Hạ viện Nga đã tới Triều Tiên vào tuần trước, đúng ngày Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa.

dam phan voi Trieu Tien anh 2
Đặc phái viên Song Young Gil của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In gặp Tổng thống Nga Putin (phải) ngày 24/5 tại Moscow. Ảnh: Getty.

Trước đó, trong một cuộc gặp hồi tháng 5 với Đặc phái viên Song Young Gil của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, ông Putin cũng tuyên bố rằng ông sẵn sàng đóng vai trò trung gian giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bằng cách cử đại diện tới Bình Nhưỡng nhằm góp phần làm dịu tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Yonhap cho hay tại cuộc gặp ngày 24/5 ở Moscow, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên cần phải được giải quyết thông qua đối thoại. Ông Putin nêu rõ cần phải nối lại các cuộc đàm phán 6 bên cũng như tổ chức đàm phán trực tiếp giữa Triều Tiên và Mỹ.

Triều Tiên bắn pháo hoa mừng phóng tên lửa liên lục địa thành công Người dân thủ đô Bình Nhưỡng hôm 1/12 tập trung về quảng trường Kim Nhật Thành để mừng Triều Tiên thử thành công tên lửa liên lục địa mới và trở thành quốc gia hạt nhân toàn diện.

Kinh tế Triều Tiên còn lại gì để Trump trừng phạt?

Ông Trump tuyên bố tăng cường trừng phạt Triều Tiên, nhưng sau rất nhiều biện pháp cấm vận quốc gia Đông Á mấy năm nay, những lựa chọn nào còn lại cho tổng thống Mỹ?

Nghị sĩ Mỹ cảnh báo về 'chiến tranh phủ đầu' với Triều Tiên

Sau khi Triều Tiên gọi Mỹ và Hàn Quốc là "những kẻ hiếu chiến" và đe dọa chiến tranh hạt nhân, nghị sĩ Mỹ cảnh báo nguy cơ về một cuộc tấn công phủ đầu đối với Bình Nhưỡng.


Ngụy An

Bạn có thể quan tâm