Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạm phát trong nước trên đà giảm

So với cùng kỳ năm trước, mức tăng CPI có xu hướng giảm kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, lạm phát cơ bản trong nước đang thấp nhất 7 tháng.

Theo dữ liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5, giá lương thực, thực phẩm leo thang; giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,01% so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm trước, CPI đã tăng 2,43%. Nhưng lạm phát cơ bản của tháng 5 đã ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, ở mức 4,54%.

Trong tháng 5, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 1,01%, chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 2,62% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 2,19% vì thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên.

Lạm phát cơ bản kể từ tháng 10/2022
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê
NhãnTháng 10/2022Tháng 11Tháng 12Tháng 1/2023Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5

% 4.474.814.995.214.964.884.564.54

CPI giảm tốc

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,24% so với tháng trước, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0,67%; nhà khách, khách sạn tăng 0,38% do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch tăng cao.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 0,24% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm.

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5 giảm 2,98% so với tháng trước, làm CPI chung giảm 0,29 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng trong nước giảm 7,83% so với tháng trước.

Mức tăng CPI kể từ đầu năm
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê
NhãnTháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5

% 4.894.313.352.812.43

Còn so với cùng kỳ năm trước, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,4% do giá vật liệu xây dựng và giá nhà ở thuê tăng.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 5 tăng 5,7%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,58%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,43%. Trong khi đó, nhóm giao thông giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá xăng dầu giảm 26,48%.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần. Trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35%, tháng 4 tăng 2,81% và đến tháng 5 mức tăng còn 2,43%.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm.

Chỉ số sản xuất, tổng mức bán lẻ đều đi lên

Trong khi đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 519.000 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2,527 triệu tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 26,81 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD).

Trong tháng 5, cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 24,2% so với tháng trước và giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, cả nước còn có 5.952 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 5.364 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 4.717 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.223 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Giá vàng vẫn chật vật

Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.

Khủng hoảng giá mì Ý

Giá mì ống tăng vọt đang khiến các quan chức Italy đau đầu. Tại nước này, trung bình một người tiêu thụ 23 kg mì mỗi năm.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm