Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạm phát ngoài dự đoán kéo chứng khoán Mỹ lao dốc

Việc báo cáo CPI tháng 5 tại Mỹ đạt 8,6%, vượt 0,3% so với kỳ vọng của giới kinh tế, đã tạo áp lực đẩy thị trường chứng khoán Mỹ vào một đợt bán tháo.

Cụ thể, kết thúc phiên cuối cùng trong tuần, chỉ số Dow Jones bốc hơi 880 điểm (- 2,73%), S&P 500 giảm 116,96 điểm (-2,91%), Nasdaq 100 giảm 414,2 điểm (-3,52%).

Đà bán tháo bao phủ rộng rãi, gần như mọi thành viên của rổ Dow 30 chìm trong sắc đỏ. Số lượng cổ phiếu giảm giá trên NYSE cao gấp 5 lần số cổ phiếu tăng trưởng.

Apple giảm gần 3,9% trong khi Microsoft, Dow Inc giảm lần lượt 4,5% và 6,1%. Saleforce giảm 4,6% còn Amazon giảm hơn 5%.

Chung khoan My lao doc anh 1

S&P 500 đã giảm 19% từ đỉnh. Ảnh: CNBC.

Phố Wall đang trải qua tuần giao dịch tồi tệ nhất trong nhiều tháng. Dow Jones đã giảm tổng cộng 4,58% trong tuần này, cũng là tuần sụt giảm thứ 10 liên tiếp, dấu mốc hiếm thấy trong 11 năm qua. Tương tự, S&P và Nasdaq lần lượt thiệt hại 5,05% và 5,6%, giảm lien tiếp 9 tuần và 10 tuần.

Hàng loạt cổ phiếu niêm yết tại thị trường Mỹ giảm mạnh sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đạt 8,6%, mức cao nhất kể từ năm 1981. Như vậy, giá cả hàng hóa đã tăng 8,6% và khoảng 6% nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng.

Trước đó, giới kinh tế được Dow Jones khảo sát kỳ vọng mức tăng hàng năm là 8,3% và 5,9% đối với chỉ số cốt lõi.

Các chỉ số lạm phát nóng đã dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái với nền kinh tế Mỹ. Các nhà giao dịch đang mong đợi tín hiệu đối phó với tình trạng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã tăng trên 3% vào ngày 10/6, đạt mức cao nhất kể từ năm 2008.

Hãng EV có Amazon hậu thuẫn chật vật 3 năm không có xe giao khách

Startup ôtô điện Rivian Automotive đang hứng chịu nhiều chỉ trích từ người dùng khi hoạt động sản xuất thiếu hiệu quả, khiến nhiều người dùng mãi không nhận được xe.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm