Một năm sau khi đại dịch Covid-19 đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái tồi tệ, năm 2021 đã chứng kiến sự phục hồi nhanh hơn dự đoán của nhiều chuyên gia quốc tế. Nhưng đà phục hồi quá nhanh khiến các nền kinh tế thiếu hụt nguồn cung và người lao động, dẫn đến lạm phát bùng nổ. Ảnh: Bloomberg. |
Hôm 10/12, Bộ Lao động Mỹ công bố CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của Mỹ trong tháng 11/2021 đã tăng lên tới 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1982. Giá cả tăng mạnh trong nhiều lĩnh vực từ nhà đất, xăng, đồ ăn cho đến ôtô đang gây áp lực cho người tiêu dùng Mỹ. Ảnh: Bloomberg. |
Sau 18 tháng làm việc từ xa, các nhà môi giới quay trở lại Sàn giao dịch Kim loại London. Đó là nơi họ đặt giá chuẩn cho đồng và nhôm. Ảnh: Bloomberg. |
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho rằng từ nay đến tháng 3/2022, mùa lễ hội kéo dài nhiều tháng sẽ thúc đẩy nhu cầu tại cả các thành phố lớn và nông thôn. Ảnh: Bloomberg. |
Trung tâm tài chính ở Frankfurt (Đức) vẫn chưa thể trở lại nhịp sống hối hả, bận rộn như trước đại dịch. Ảnh: Bloomberg. |
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại khi chính quyền Bắc Kinh tìm cách giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp bất động sản. Đất nước cũng tìm cách chấn chỉnh các doanh nghiệp tư nhân trong mọi lĩnh vực từ công nghệ đến giáo dục trực tuyến. Nền kinh tế thứ 2 thế giới còn phải đối mặt với những đợt bùng phát Covid-19 mới và tình trạng thiếu điện. Ảnh: Bloomberg. |
Nigeria phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 4 năm. Ở danh sách 82 quốc gia được Bloomberg theo dõi, đất nước này cũng có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ 2. Ảnh: Bloomberg. |
Do lạm phát tăng cao và nền kinh tế đã phục hồi trở lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải đẩy nhanh kế hoạch giảm tốc chương trình mua trái phiếu. Ảnh: Bloomberg. |
Đại dịch thúc đẩy nhu cầu mua hàng trực tuyến và giao đồ ăn. Gã khổng lồ giao hàng Trung Quốc Meituan huy động được khoảng 10 tỷ USD thông qua bán chứng khoán. Ảnh: Bloomberg. |
Thị trường nhà đất ở Australia đang bùng nổ trở lại với mức tăng giá hàng tháng lớn nhất trong vòng 17 năm. Tâm lý lo sợ bỏ lỡ đã khiến người mua đổ xô mua nhà. Ảnh: Bloomberg. |
Trong số 500.000 nhân viên làm việc ở Square Mile, London (Anh), phần lớn đã chuyển sang làm việc tại nhà. Những con phố nhộn nhịp một thời giờ trở nên hoang vắng. Ảnh: Bloomberg. |