Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãi suất huy động tiếp tục giảm

Không lâu sau khi giảm lãi suất cho vay vào tháng 7-8, từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất huy động tiền gửi thêm 0,1-0,5 điểm % so với tháng trước.

Từ đầu tháng 9 đến nay, cả nhóm ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và các ngân hàng thương mại tư nhân đều có xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi để cân đối với mức giảm lãi suất cho vay đã áp dụng từ tháng 7-8 trước đó.

Ghi nhận tại nhiều nhà băng đến nay, mức lãi suất tiền gửi đã giảm 0,2-0,5 điểm % ở hầu hết kỳ hạn.

Lãi suất tiền gửi lại giảm

Cụ thể, với nhóm ngân hàng quốc doanh, Agribank và BIDV là 2 nhà băng đã giảm 0,1 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn dài từ 12-36 tháng, từ 5,6%/năm xuống còn 5,5%/năm. Trong khi đó, Vietcombank và VietinBank vẫn duy trì biểu lãi suất đã áp dụng trong tháng 8 với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng ở mức 5,5%/năm và 5,6%/năm.

Trong khi đó, mức điều chỉnh giảm lãi suất huy động lớn hơn xuất hiện ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân với Sacombank. Nhà băng này giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài 36 tháng từ 6,1%/năm xuống còn 5,8%/năm, tương đương mức giảm ròng 0,3 điểm %. Tương tự, tiền gửi kỳ hạn 9 tháng tại đây cũng giảm 0,4 điểm %, hiện ở mức 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng giảm 0,2 điểm %, còn 3%/năm và kỳ hạn 1 tháng giảm 0,3 điểm %, còn 2,9%/năm.

- Lãi suất huy động tiền gửi tại quầy tại một số ngân hàng hiện nay (%/năm):

Ngân hàng 1-3 tháng 6-9 tháng 12 tháng trở lên
Vietcombank 3,1-3,4 4 5,3-5,5
Agribank 3,1-3,4 4 5,5
BIDV 3,1-3,4 4 5,5
VietinBank 3,1-3,4 4 5,6
Techcombank 2,6-3,1 4,2-4,7 4,9-5,5
MBBank 2,5-3,2 4,2-4,6 5,1-6,2
ACB 2,9-3,1 4,2-4,6 5,3-6,3
SHB 3,5-3,75 5,2-5,5 5,7-6,2
Sacombank 2,7-2,8 4,1-4,3 5,3-5,7
VPBank3,3-3,64,7-5,25-5,6
TPBank3,2-3,455,36
SeABank3,5-3,65,4-5,76,1-6,25
MSB3-3,85-5,35,6
Eximbank3,1-3,25,5-5,75,9-6,1
HDBank3-3,14,85,65-5,8

Xu hướng tương tự cũng ghi nhận tại ACB khi ngân hàng này hạ lãi suất tiền gửi tại quầy ở hầu hết kỳ hạn đi 0,1 điểm % so với tháng 8. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại nhà băng này là 3,3%/năm trong khi lãi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng được hưởng lãi suất 5,9%/năm.

TPBank cũng là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gửi trong tháng 9 với mức giảm 0,1 điểm % tại kỳ hạn 6 tháng, xuống mức 5,3%/năm. Tại kỳ hạn 9 tháng, ngân hàng này giảm lãi suất tiền gửi từ 6,2%/năm xuống còn 5,7%/năm.

Tương tự là các kỳ hạn 18 và 36 tháng bị điều chỉnh giảm lãi suất 0,3 điểm %, hiện còn 6%/năm.

Mức giảm lãi suất kể trên của TPBank cũng áp dụng với các các khoản tiền gửi online với mức giảm tối đa lên tới 0,75 điểm % năm so với một tháng trước.

Theo ghi nhận, nhiều ngân hàng khác như Techcombank, MBBank, Eximbank, HDBank… đều đã thay đổi biểu lãi suất tiền gửi trong tháng 9 với xu hướng giảm so với tháng 7 và 8.

Cho vay hơn 88.000 tỷ trong tháng 7-8

Ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 6-10/9, SSI Research cho biết nhiều ngân hàng lớn đã giảm lãi suất huy động các kỳ hạn đi 0,1-0,3 điểm % trong tuần vừa qua.

Hiện mặt bằng lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây, dao động trong khoảng 2,7-4%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng; 3,7-5%/năm cho kỳ hạn 6-12 tháng và 4,6-6,5%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Cũng theo dữ liệu của SSI Research, tính đến hết tháng 7, tổng tiền gửi của các ngân hàng chỉ tăng 4% so với cùng kỳ (thấp hơn so với mức tăng 4,35% trong năm 2020) và chênh lệch tiền gửi - tín dụng tiếp tục thu hẹp.

Lai suat huy dong tiep tuc giam anh 1

Các ngân hàng chỉ giải ngân được khoảng 88.000 tỷ đồng cho vay trong 2 tháng 7 và 8, thấp hơn nhiều so với nửa đầu năm. Ảnh: Nam Khánh.

Tuy nhiên, mức chênh lệch này chưa tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống khi chỉ số này vẫn cao hơn so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Vì vậy, lãi suất huy động được dự báo tiếp tục đi ngang vùng thấp đến cuối năm.

Thậm chí, mặt bằng lãi suất tiền gửi có thể giảm trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.

Cũng trong tuần vừa qua, NHNN không phát sinh giao dịch mới trên thị trường mở (OMO). Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng cũng giữ xu hướng giảm nhẹ khoảng 0,02 điểm %, kết tuần ở 0,7%/năm với cho vay qua đêm và 0,84%/năm với kỳ hạn 1 tuần.

NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 8 đạt 7,4% so với cuối năm 2020, tương đương cao hơn 14,6% so với cùng kỳ.

Dù tín dụng vẫn duy trì đà hồi phục kể từ tháng 4/2020, tăng trưởng trong tháng 8 vừa qua đã có xu hướng chậm lại dưới ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội.

Thực tế, trong 2 tháng gần nhất (7 và 8), tổng giá trị tín dụng chỉ tăng thêm khoảng 88.000 tỷ, chủ yếu vào giai đoạn cuối tháng 8, thấp hơn nhiều so với mức tăng hơn 600.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Các chuyên gia cho rằng tín dụng sẽ chưa thể cải thiện trong tháng 9 và tháng 10, khi lệnh giãn cách xã hội vẫn còn áp dụng ở nhiều thành phố lớn. Điều này dẫn tới thanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì trạng thái dồi dào và lãi suất liên ngân hàng vẫn sẽ ở mức thấp.

Ngân hàng lại thừa tiền

Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu trong khi doanh số cho vay giữa các nhà băng xuống thấp cho thấy thanh khoản các ngân hàng đều trong trạng thái dư thừa.

Lãi suất liên ngân hàng chạm đáy 4 tháng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm xuống mức 0,66%/năm, thấp nhất trong vòng 4 tháng gần đây.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm