Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Lá bài' chủ chốt của TQ ở đàm phán thương mại nối lại với Mỹ

Dự định liệt một số công ty nước ngoài vào diện gây hại an ninh quốc gia được coi là "lá bài" nặng ký của Trung Quốc khi quay trở lại đàm phán với Mỹ.

Hai bên sẽ đàm phán trở lại vào tuần tới, sau cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản cuối tuần trước.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nếu đàm phán không thay đổi được chiến tranh thương mại, Trung Quốc còn một số lá bài khác, và danh sách “tổ chức không đáng tin cậy” nói trên chỉ là một trong số đó, theo South China Morning Post.

Danh sách đó được đề ra hồi tháng năm, theo đó các công ty được cho là gây tổn hại lợi ích Trung Quốc hoặc đe dọa an ninh quốc gia sẽ bị đưa vào danh sách đen.

Trong cuộc họp với ông Tập ở Osaka, Tổng thống Trump đồng ý cho phép các công ty Mỹ bán hàng cho Huawei trở lại, và tạm hoãn tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc vào Mỹ. Đổi lại, Bắc Kinh đồng ý nhập khẩu thêm nông sản Mỹ.

dam phan My Trung anh 1
Đàm phán thương mại đang bế tắc giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khởi động lại tuần tới. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Dù vậy, chi tiết thỏa thuận giữa hai nhà lãnh đạo vẫn chưa rõ. Giới quan sát cho rằng vòng đám phán mới có thể nhanh chóng bế tắc trừ khi Bắc Kinh bằng lòng với nhượng bộ của Mỹ về Huawei.

Huawei hiện vẫn bị cấm triển khai mạng thế hệ mới 5G ở Mỹ trong khi thuế của Mỹ đánh vào hàng nhập từ Trung Quốc còn hiệu lực cho đến khi đàm phán kết thúc, các quan chức Mỹ cho biết sau cuộc gặp Trump - Tập.

Trung Quốc còn các biện pháp trả đũa khác mà nước này có thể vận dụng. Bắc Kinh từng bỏ ngỏ khả năng cấm xuất khẩu các kim loại đất hiếm, thành phần quan trọng trong hàng tiêu dùng và hàng quân dụng của Mỹ.

Ngành giải trí Mỹ cũng đã vào tầm ngắm. Bắc Kinh đã cấm chiếu phim Hollywood vào tháng năm, để rồi cho phép trở lại sau khi căng thẳng hai nước hạ nhiệt. 

Giới quan sát cho rằng khoảng cách giữa Bắc Kinh và Washington còn rất lớn. Phía Mỹ yêu cầu Trung Quốc có những thay đổi mang tính cấu trúc, bao gồm chấm dứt trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng, Trung Quốc xem yêu cầu đó là can thiệp nội bộ.

dam phan My Trung anh 2
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp gỡ tại Osaka tuần qua. Ảnh: Reuters

Theo Lu Xiang, nhà nghiên cứu về Mỹ ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, các công ty Mỹ hoạt động lâu năm ở Trung Quốc gặp rủi ro lớn nếu đàm phán thương mại không đi đến đâu.

“Nếu vì chiến tranh thương mại mà họ không hoạt động được ở Trung Quốc nữa, sẽ khó để họ bù lại khoản lỗ này”, ông Lu nói với SCMP. “Thị phần của họ sẽ nhanh chóng bị đối thủ chiếm mất”.

“Nếu chuyển ra khỏi Trung Quốc hay thậm chí về lại Mỹ, họ sẽ không thể gây dựng lại quy mô đã có ở đây”.

Ông Lu nói hàng rào thuế sẽ gây thiệt hại với các công ty dựa vào thị trường Mỹ, buộc họ phải sa thải nhân viên. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc có thể đào tạo nghề lại cho những người thất nghiệp.

“Mặt khác, sự tăng trưởng của Trung Quốc đã dựa ít hơn vào xuất khẩu”, ông Lu nói.

Chen Long, nhà kinh tế ở Gavekal Dragonomics, công ty nghiên cứu ở Hong Kong, cho rằng ngoài việc đặt công ty Mỹ lên bàn đàm phán, Trung Quốc còn có thể dựa vào các quân bài chiến lược như vấn đề Triều Tiên.

“Đàm phán thương mại sẽ còn khó khăn trong thời gian tới, khi hai bên vẫn nghi ngờ lẫn nhau”, ông Chen.

Mỹ, Trung nối lại đàm phán thương mại qua điện thoại

Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của TT Trump cho biết các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt đầu điện đàm trong tuần tới để nối lại quá trình đàm phán thương mại, vốn đang bế tắc.

Đình chiến thương mại đẩy TQ khỏi ngôi vị 'công xưởng thế giới'

Các công ty đa quốc gia có khả năng tiếp tục chuyển ít nhất là các công đoạn cuối của chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.



Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm