Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kyoto ngập trong nợ

Kyoto - thành phố lịch sử và văn hóa từng thu hút hàng triệu khách mỗi năm - đang gặp khủng hoảng tài chính khi có núi nợ chất đống cùng với doanh thu du lịch sụt giảm vì dịch.

Chỉ mới gần 3 năm trước, Kyoto - cố đô của Nhật Bản và là thành phố nổi tiếng với lịch sử, văn hóa và kiến trúc truyền thống - đón khoảng 50 triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm.

Giờ đây, khi biên giới vẫn đóng chặt vì dịch, Kyodo còn phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính. Năm ngoái, Thị trưởng Diasaku Kadokawa cảnh báo thành phố có thể chứng kiến "viễn cảnh phá sản trong vòng một thập niên tới".

Năm tài khóa 2021, kết thúc vào ngày 31/3 tại Nhật Bản, ước tính thành phố sẽ mất khoảng 433 triệu USD - một khoản lỗ ròng khác cộng thêm vào "núi nợ" 7,5 tỷ USD.

South China Morning Post cho rằng việc thiếu vắng khách du lịch quốc tế không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính của Kyodo. Các yếu tố khác như miễn thuế, chi tiêu lãng phí của chính quyền và cơ sở hạ tầng đường sắt thua lỗ góp phần không nhỏ vào tình trạng này.

Chi tiêu hào phóng

Avi Lugasi - một người Israel đã sống ở Kyoto 27 năm và điều hành công ty du lịch Windows - nhận định việc giảm thuế đối với nhiều địa điểm tôn giáo của Kyoto là lý do chính dẫn đến tình trạng khủng hoảng ngân khố thành phố.

“Đúng là phần lớn nền kinh tế của thành phố dựa vào du lịch, nhưng ở đây có những vấn đề khác”, ông nói. “Một trong những vấn đề lớn nhất là tất cả đền chùa trong thành phố - địa điểm thu hút khách du lịch - không đóng thuế như các doanh nghiệp thông thường, và họ sở hữu rất nhiều đất".

Trước đây, chính quyền yêu cầu các địa điểm tôn giáo phải nộp ít nhất một phần doanh thu mà họ kiếm được từ khách du lịch. Tuy nhiên, những nỗ lực này đi vào ngõ cụt và khơi mào một cuộc tranh luận. Nhiều người cho rằng miễn thuế cho đền chùa mới công bằng khi các địa điểm này là "xương sống" của cả thành phố.

Theo ông Lugasi, lãng phí cũng làm tổn hại đến tài chính của Kyoto. Ông chỉ ra những sự kiện xa hoa mà hiệp hội du lịch thành phố tổ chức nhằm thu hút thêm nhiều du khách hơn nữa. Tuy nhiên, bản kế hoạch này thường xuyên thất bại.

dich covid-19 o nhat ban anh 1

Trước dịch, Kyoto đón khoảng 50 triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Ảnh: Shutterstock.

Gánh nặng nợ nần của thành phố phần lớn cũng bắt nguồn từ hoạt động kém hiệu quả của tuyến tàu điện ngầm Tozai - khai trương vào năm 1997 - nhưng chưa bao giờ thu hút được lượng khách như dự đoán.

Việc xây dựng tàu điện ngầm tiêu tốn khoảng 4,8 tỷ USD - cao gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Chính quyền phải vật lộn để trang trải chi phí, với việc thành phố mở rộng hỗ trợ tài chính với tổng trị giá khoảng 872 triệu USD qua nhiều năm.

Kyoto còn cũng cho phép công dân từ 70 tuổi trở lên sử dụng xe buýt và tàu điện miễn phí hoặc với mức chiết khấu cao. Các dịch vụ chăm sóc trẻ em của chính quyền nằm trong số những dịch vụ tốt nhất cả nước. 10% sinh viên chỉ cần trả ít hoặc thậm chí không cần đóng thuế.

Quy định giới hạn chiều cao của các tòa nhà - một nỗ lực nhằm bảo tồn cảnh quan thành phố - khiến Kyoto thất thu hơn nữa. Các tòa nhà cao hơn 31 m, hoặc 10 tầng, không được phép xây dựng ở trung tâm thành phố, ngăn cản sự xuất hiện của những tòa tháp văn phòng và chung cư chọc trời.

Quyết toán sổ sách

Vào tháng 6/2021, chính quyền Thị trưởng Kadokawa đã công bố kế hoạch tái cấu trúc tài chính của thành phố và đưa Kyoto trở lại trạng thái ổn định tài chính. Các địa điểm tôn giáo được yêu cầu đóng góp tự nguyện cho ngân khố của thành phố. Phúc lợi của người cao tuổi được cơ cấu lại - bao gồm nâng độ tuổi được phép sử dụng giao thông công cộng miễn phí từ 70 lên 75. Chính quyền áp dụng một loại thuế mới cho chủ sở hữu bất động sản không cư trú tại Kyoto.

Khoảng 500 nhân viên thành phố có khả năng mất việc trong vòng 5 năm tới theo kế hoạch của ông Kadokawa. Những người làm việc cho chính quyền cũng hoang mang khi lương bị cắt giảm.

dich covid-19 o nhat ban anh 2

Nhiều địa điểm tôn giáo của Kyoto được miễn thuế, khiến nhiều người không đồng tình. Ảnh: Kyodo.

Chỉ có thời gian mới trả lời liệu các biện pháp cắt giảm chi phí như vậy có đủ để giải quyết khủng hoảng tài chính của Kyoto hay không. Nhưng trong khi chờ đợi, “mọi người đang lo lắng”, một công chức giấu tên có kiến ​​thức về lĩnh vực du lịch cho biết.

“Mọi thứ thật khó khăn khi không có khách du lịch và đại dịch đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho ngành này. Tuy nhiên, chúng chúng tôi vẫn đang làm việc rất chăm chỉ”, cô nói. “Chúng tôi đang đưa ra những dự án và kế hoạch mới để giúp đỡ thành phố, nhưng họ lại nói rằng có thể tôi sẽ mất việc. Tôi mong mọi thứ sớm cải thiện trở lại”.

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Detroit, vốn mệnh danh là "thành phố motor" của Mỹ, cũng rơi vào cảnh nợ nần do quá trình phi công nghiệp hóa trong nhiều thập niên. Detroit tuyên bố phá sản vào năm 2013, góp tên vào danh sách hàng chục thành phố khác của Mỹ không thanh toán được khoản nợ trong nhiều năm.

Mỹ hiện giới hạn về số tiền nhiều thành phố có thể vay. Ví dụ ở San Francisco, khoản vay được giới hạn ở 3% tổng giá trị tài sản của thành phố - tương đương khoảng 9 tỷ USD vào năm ngoái.

Mỹ điều 'Thần chết' MQ-9 tới Nhật Bản

Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi cho biết Nhật Bản bắt đầu thăm dò việc triển khai máy bay không người lái của Mỹ tới căn cứ phía tây nam nhằm tăng cường năng lực giám sát khu vực.

Nhật Bản điều tra vụ thực tập sinh người Việt bị đồng nghiệp bạo hành

Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản hôm 25/1 đã chỉ thị nhanh chóng điều tra vụ bạo hành một thực tập sinh người Việt đang gây bức xúc trong dư luận.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm