Theo Bloomberg, công trình thủy điện Ô Đông Đức, Trung Quốc sẽ chính thức đi vào hoạt động năm tới, và có thể là dự án đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên bùng nổ xây dựng siêu đập ở nước này.
2 thập kỷ bùng nổ siêu đập thủy điện Trung Quốc
Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc hôm 29/6 vừa bật công tắc phát điện đầu tiên của dự án khổng lồ sâu trong vùng núi của tỉnh Vân Nam. Thêm vào đó, dự án kéo dài 170 km (106 dặm) xuôi dòng trên sông Kim Sa sẽ được vận hành vào năm tới, trở thành đập thủy điện kỳ vĩ cuối cùng của Trung Quốc.
Khi vận hành đầy đủ, 2 khu vực sẽ cung cấp điện năng nhiều hơn mọi nhà máy phát điện ở Philippines cộng lại. Sau đó, ngành công nghiệp thủy điện của Trung Quốc dần chuyển hướng sang các dự án nhỏ hơn. Hầu như không còn địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng các turbin khổng lồ, và khó có thể cạnh tranh nổi các nguồn năng lượng chi phí rẻ hơn như năng lượng mặt trời.
Thời đại xây dựng đập Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1950, và đã đạt đến đỉnh cao trong 2 thập kỷ qua. Khi Baihetan đạt đến công suất tối đa vào cuối 2022, Trung Quốc sẽ hoàn thành 5 trong số các nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 10 năm. Trong năm 2017, các đập thủy điện Trung Quốc được cho là tạo ra dòng điện năng lớn hơn tổng nguồn cung của tất cả quốc gia khác gộp lại, ngoại trừ Mỹ và Ấn Độ.
Mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Trung Quốc là làm sao có thể tận dụng các con sông lớn, vốn thường chảy từ các đỉnh núi tuyết ở phía tây đến các đồng bằng màu mỡ ở phía đông.
Sau trận lụt kinh hoàng năm 1931, chính quyền Mao Trạch Đông đặt ưu tiên hàng đầu cho việc xây kè đắp đập trong quá trình kiến thiết đất nước. Nhưng khi đó, hạn chế về kỹ thuật và xây dựng khiến các thảm họa vẫn thường xảy ra. Điển hình là thảm họa vỡ đập ở Mạn Kiều và Thạch Mạn Than năm 1975, làm chết tới 240.000 dân Trung Quốc. Đây là tiền đề để Trung Quốc hoàn thiện và phê duyệt dự án đập Tam Hiệp sau đó.
Khi kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ từ những năm 1990, ngành công nghiệp xây dựng đập cũng có những thành tựu mới. “Bước vào thế kỷ mới, quốc gia này đã tăng gấp 4 lần công suất lắp đặt và chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng thủy điện toàn cầu”, Samuel Samuel Law, chuyên gia thuộc Hiệp hội Thủy điện Quốc tế cho biết.
Bước chuyển mình đánh dấu giai đoạn xây dựng các công trình thủy điện khổng lồ là dự án đập Tam Hiệp chặn dòng Dương Tử, con sông vắt qua các ngọn núi có chiều dài lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là dự án chịu tai tiếng nhiều nhất. Ban đầu, dự án này có tham vọng tốt đẹp nhằm mang lại nguồn năng lượng sạch, cải thiện thông thủy và chế ngự dòng sông gây bão lũ nhiều nhất đất nước. Tuy nhiên, dư luận lên án mạnh mẽ mặt trái của công trình khi đánh đổi cuộc sống của hơn 1 triệu người, số này phải di dời khỏi mảnh đất sông bồi màu mỡ sang nơi ở khác khắc nghiệt hơn ở vùng cao. Thêm vào đó, loạt di tích, địa điểm văn hóa, có giá trị khảo cổ cũng bị phá hủy.
Công trình bắt đầu khởi công từ năm 1994, tới mãi đến 2012 mới hoàn thành. Với công suất 22,5 Gigawatt, đây là công trình thủy điện lớn nhất thế giới. Hai siêu dự án lớn hơn, với công suất trội hơn tới 6,4 Gigawatt Xiangjiaba và 13,9 Gigawatt của đập Xiluodu (Khê Lạc Độ) cũng được hoàn thành sau đó vào năm 2014 trên dòng Kim Sa. Cùng với Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than (Baihetan), trên đoạn sông 1.200 km sẽ xuất hiện 5 trong số 10 nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.
Thoái trào của một kỷ nguyên
Các vị trí đắc địa không còn nữa. Các nhà máy thủy điện đòi hỏi các dòng nước chảy xuống từ độ cao phù hợp, ổn định. Trung Quốc đã khai thác hầu hết dòng sông thỏa mãn điều kiện tốt nhất. Sau đó, vẫn chưa có con đập nào lớn hơn 10 Gigawatt đang được xây dựng hay lên kế hoạch tại Trung Quốc, nhà phân tích điện cao cấp tại GlobalData cho biết.
Kịch bản tương tự từng xảy ra tại Mỹ, trong giai đoạn chính quyền nỗ lực cứu nền kinh tế thoát khỏi Đại suy thoái vào cuối những năm 1930. Đập Hoover thuộc quy mô lớn nhất thế giới thời điểm đó lớn nhất thế giới vào thời điểm đó cũng được xây dựng, cung cấp 1/3 nhu cầu quốc gia trong giai đoạn cuối thế chiến II.
Hoạt động xây dựng thủy điện sau đó bùng nổ lên tới đỉnh điểm vào năm 1960, sau đó chậm lại khi năng lượng hạt nhân lên ngôi cùng với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà môi trường và nông dân bản địa. Năm 2019, thủy điện chỉ còn đóng góp 6,6% trong tổng nguồn năng lượng Mỹ, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng nước này.
Tuy nhiên, các dự án thủy điện quy mô nhỏ vẫn giữ nhiệt tại Trung Quốc. Có rất nhiều nhà máy nhỏ hơn, từ 1 đến 3 gigawatt với đặc trưng có thể dự trữ không liên tục. Bên cạnh đó, vẫn có những dự án siêu đập tiềm năng trong tương lai. Nổi bật nhất sẽ là đập Motuo trên sông Yarlung Tsangpo, Tây Tạng. Nó có thể trở thành nhà máy thủy điện công suất tới 38 gigawatt, gần gấp đôi quy mô của Tam Hiệp.
Dù có nguồn tin cho hay chính quyền Trung Quốc đang cân nhắc tính khả thi của dự án, nhưng việc khởi công xây dựng chắc chắn sẽ vấp phải nhiều trở ngại. Việc đưa vật liệu, nhân công đến khu vực quá xa xôi, hẻo lánh sẽ là gánh nặng chi phí cực tốn kém, thêm vào đó là việc kết nối đường điện để cung cấp ra thị trường. Đặc biệt, dự án có thể gây ra tác động sâu rộng khi phá hủy nguồn nước của các con sông lớn của Ấn Độ, bao gồm cả Brahmaputra.
Trong khi đó, việc Trung Quốc tạm dừng xây mới các siêu đập thủy điện, các công ty đang chuyển hướng ra nước ngoài. Theo Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston, các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã tham gia tài trợ cho các công trình thủy điện tổng trị giá gần 44 tỷ USD trên toàn cầu kể từ năm 2000. “Các công ty thủy điện của Trung Quốc đang rót vốn mạnh vào các quốc gia khác tại Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh”, nhà phân tích Vyakaranam cho hay.
Làng nghề thu gần 60 tỷ đồng/năm nhờ món thực phẩm giá rẻ
Trung bình mỗi năm, người dân 3 thôn thuộc làng Chều, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam thu về gần 60 tỷ đồng từ sản xuất bánh đa nem để bán trong nước và xuất khẩu.
Tàu thuyền về cảng nghỉ Tết đầy ắp tôm cá, chủ tàu bỏ túi trăm triệu
Những con tàu đầy ắp hải sản tấp nập cập cảng Lạch Vạn (Nghệ An) những ngày cuối năm, mang lại thu nhập cao cho ngư dân để đón một cái Tết đầm ấm, an vui.
Giá thực phẩm làm mâm cúng tăng dưới 10% ngày 27 Tết
Bộ Tài chính báo cáo ngày 26/1 (27 Tết Âm lịch), nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định. Giá một số mặt hàng làm mâm cúng như rau củ quả, thịt gà ta có tăng nhẹ tại chợ truyền thống.