Có phải bạn cho rằng việc thẳng thắn từ chối yêu cầu của đối phương là không thấu tình đạt lý không? Có phải bạn sợ rằng sự từ chối của bạn sẽ làm mất lòng đối phương hoặc khiến đối phương không vui không? Có phải bạn lo lắng sự từ chối của bạn sẽ gây ra sự khó xử trong những lần qua lại sau này không?
Nếu bạn không có nghi ngờ gì về những câu trả lời trên, bạn sẽ phát hiện ra kiểu bày tỏ thẳng thắn và cứng nhắc này quả thực sẽ cản trở việc duy trì tình bạn, vậy kỹ năng bạn cần rèn luyện đó là học cách từ chối theo lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất.
Ảnh minh hoạ |
Thế là bạn lại phát hiện ra một vấn đề khác, tôi không tìm được lý do thích hợp để từ chối, phải làm sao đây?
Rất nhiều lúc, bạn không biết cách từ chối thật ra là do bạn lục tìm lại trong não bộ một cách quá gian nan, song vẫn không tìm được hoặc không bịa ra được một lý do phù hợp. Lúc này, bạn cảm thấy nếu không có lý do phù hợp thì bạn sẽ đuối lý và chột dạ, do vậy bạn không biết phải từ chối thế nào nên đành chấp nhận.
Lúc này, bạn cũng có thể thử cách chuyển phương hướng.
Cốt lõi của cách chuyển phương hướng chính là bạn khéo léo từ chối đối phương, đồng thời đề xuất cho đối phương một giải pháp khác.
Bạn khéo léo bày tỏ “Tôi rất bận, tôi không làm được”, thật ra người thông minh đều có thể nghe được ẩn ý của những lời viện cớ này, chỉ là bọn họ cũng giả vờ ngốc mà thôi. Thế là bạn chỉ thêm một con đường rõ ràng cho đối phương, đưa ra giải pháp mà bạn cho là khả thi, chẳng hạn như yêu cầu đối phương tìm một người khác mạnh hơn bạn để giúp đỡ họ, người này phù hợp hơn bạn để giúp đỡ. Có thể đối phương cũng sẽ đánh giá cao lời đề xuất của bạn.
Ví dụ như Tiểu Hoa và Vương Linh, Tiểu Hoa biết rất rõ bản thân là người mới sử dụng photoshop, dù cho có sự hướng dẫn từ xa của Vương Linh, cô ấy cũng chưa chắc có thể xử lý vấn đề để khách hàng hài lòng. Vì vậy, trên thực tế, khi Vương Linh nhờ Tiểu Hoa giúp chỉnh sửa ảnh, Tiểu Hoa nên khéo léo từ chối yêu cầu của Vương Linh chứ không phải cả nể đồng ý, cuối cùng còn dẫn đến mối quan hệ khó xử giữa hai người.
Tuy nhiên với tư cách là bạn bè và đồng nghiệp, Tiểu Hoa hoàn toàn có lý do để đề nghị Vương Linh tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp khác trong tổ thiết kế, bởi vì đồng nghiệp ở tổ thiết kế rõ ràng chuyên nghiệp hơn Tiểu Hoa về việc chỉnh sửa ảnh. Điều này không chỉ giải quyết được nhu cầu cấp thiết của Vương Linh mà còn giải quyết được mối nguy của chuyện này một cách an toàn, thậm chí có thể nhận được phản hồi của khách hàng tốt hơn cả mong đợi.
Học cách nhận biết những người bạn đáng để kết bạn
Bạn có bị xa lánh vì từ chối đề nghị của bạn bè không? Bạn bè của bạn có yêu cầu bạn phải giúp đỡ anh ta không? Bạn có sợ làm tổn thương tình bạn trước đây của các bạn vì từ chối không?
Nếu bạn đang suy nghĩ, lo trước lo sau về những câu trả lời trên, muốn trả lời “Không phải” nhưng lại không đủ tự tin, vậy thì có lẽ bạn phải xem xét kỹ lại những người được gọi là “bạn bè” kia rồi.
Không phải tất cả những người thường xuyên nhờ bạn giúp đỡ đều là những người bạn đáng để kết giao, một số người có thể chỉ muốn lợi dụng lòng tốt và sự cả nể vô bờ bến của bạn để giúp họ làm việc, bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng thực sự của họ. Bạn phải biết rằng, những người gây khó khăn cho bạn, họ không thực sự quan tâm đến tình bạn giữa họ và bạn.
Ví dụ như Lý Nhã và Chu Đình, bản thân cuộc sống của Lý Nhã đã không khá giả, hai người họ lại là bạn bè bình thường với tần suất liên lạc được tính bằng năm, hơn nữa 2 năm trước còn xảy ra chuyện tương tự, vì vậy khi gặp phải chuyện đó một lần nữa, chúng ta nên quả quyết từ chối. Bởi vì lúc này, mối quan hệ giữa hai người họ sẽ không thân thiết hơn vì sự đồng ý của Lý Nhã, và cũng sẽ không trở nên xa cách hơn vì sự từ chối của Lý Nhã. Vì cả nể mà Lý Nhã đã không từ chối vấn đề khó khăn do Chu Đình đưa ra, sau cùng cô ấy sẽ tự tạo ra vấn đề khó khăn cho bản thân vì sự cả nể của chính mình.