Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ký họa linh thú sống động qua 'Nghệ thuật Huế' của Léopold Cadière

"Nghệ thuật Huế" (L'Art à Hué) của Léopold Cadière với 200 phụ bản tranh, đồ họa tái hiện sống động nghệ thuật tạo tác của họa công. Trong đó có hình ảnh các linh thú dưới đây.

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 1

Họa tiết rồng trên quạt. Rồng nằm trong "tứ linh", đứng đầu long, lân, quy, phụng. Họa tiết rồng là họa tiết linh thú được dùng nhiều nhất trong nghệ thuật nước Nam. Rồng có sức mạnh biểu tượng cho vua. Họa tiết rồng được thấy nhiều ở các chùa, trang trí vải vóc, vật dụng ăn uống...

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 2

Bình phong kỳ lân ở chùa. Lân hay kỳ lân nằm trong "tứ linh" với đặc tính tốt, nhân hậu, không giẫm lên cỏ non. Chỉ vua nào nhân đức mới thấy được kỳ lân. Kỳ lân là họa tiết được trang trí ở bình phong đền, chùa, mái đao, hoặc có mặt trong đỉnh trầm, lư hương... Họa tiết kỳ lân thường kết hợp với hoa mẫu đơn.

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 3

Họa tiết chim phụng trên mái đao. Chim phụng tượng trưng cho điềm lành vì nó chỉ xuất hiện trong thời bình, biến mất vào thời loạn. Hình chim phụng được trang trí ở nơi thờ phụng nữ thần, trên bờ nóc của đình thờ thần mẫu, trên trán hay khung bia mộ hoàng hậu...

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 4

Họa tiết rùa trên mái đao. Rùa (quy) là linh vật thứ tư trong "tứ linh" biểu tượng cho sự trường thọ vì sống lâu. Ở Việt Nam hình ảnh rùa đội bia trở nên phổ biến vì theo Léopold Cadière nó mang ý nghĩa trường tồn và vững bền. Hiếm hoi cũng có họa tiết rùa trên mái đao mang trên lưng cổ đồ (kinh thư, thẻ khắc...), miệng phun ra sóng nước.

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 5

Họa tiết lá và dơi. Dơi biểu tượng cho phúc lành, tên Hán Việt của nó là phúc 蝠 đồng âm với chữ phúc 福 với nghĩa đại phúc, phúc lành. Trong trang trí, họa tiết dơi thường đi kèm với hai quả tua hoặc ngậm một lẵng hoa...

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 6

Họa tiết ngũ sư hý cầu. Hình ảnh sư tử thường thấy với bờm xoăn, bộ lông lượn sóng, đuôi rậm và móng vuốt uy lực đang chơi quả cầu cột dải lụa. Họa tiết sư tử thường trang trí góc gờ tường hoặc bình phong, có lúc xuất hiện trên bình vôi, đỉnh trầm.

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 7

Họa tiết hổ trên bình phong. Trong 'Nghệ thuật Huế' (L'Art à Hué) của Léopold Cadière, bức tranh trên được ký tên có thể nhận diện là chữ ký của họa sĩ Thang Trần Phềnh (1895-1973), người có nhiều tranh minh họa cho 'Những người bạn cố đô Huế'.

Song dong ky hoa linh thu qua 'Nghe thuat Hue' anh 8

Họa tiết cá trên mái đao. Cá biểu tượng cho sự dư dả. Họa tiết cá được dùng trong nhiều đình, chùa ở miền Bắc để trang trí trên đầu đường bờ nóc với ý nghĩa "ngư hóa long" - cá hóa rồng. Ở Huế cũng có họa tiết cá trang trí trong cung điện.

Trần B.A

Nguồn: Sách "Nghệ thuật Huế" (L'Art à Hué)

Bạn có thể quan tâm