Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế Việt Nam thành 'cửa ngõ' vào ASEAN

Các doanh nghiệp và chuyên gia quốc tế đều đồng tình rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và có thể hỗ trợ các đơn vị mở rộng ra toàn khu vực.

Cách đây vài năm, khi các cổ đông của Viessmann - nhà cung cấp các giải pháp năng lượng và gia nhiệt thông minh đến từ Đức - nhận thấy tập đoàn đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nội địa và Trung Quốc, ban lãnh đạo đã quyết định đa dạng hóa và lựa chọn Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Theo lời ông Alexander Ziehe, Tổng giám đốc Viessmann Đông Nam Á và châu Đại Dương, kể lại tại Hội nghị "ASEAN - Giao điểm hội nhập kinh tế thế giới" diễn ra ngày 6/9 tại TP.HCM, Việt Nam có đủ mọi yếu tố mà tập đoàn Đức này cần.

Việt Nam là cửa ngõ đến ASEAN

Ông Alexander Ziehe nhấn mạnh Việt Nam có quy mô dân số lớn và người tiêu dùng dễ dàng đón nhận các thương hiệu nước ngoài.

Đồng thời, với những thỏa thuận chung của Việt Nam với các nước ASEAN khác, Viessman dễ dàng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến các thị trường như Campuchia, Thái Lan, hay những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp hơn cũng có thể vươn ra các nước châu Âu, Australia... nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

viet nam anh 1

Ông Alexander Ziehe, Tổng giám đốc Viessmann Đông Nam Á và châu Đại Dương trao đổi cùng các đại diện từ Warburg Pincus, BW Industrial và UOB tại hội nghị ngày 6/9. Ảnh: UOB.

Tại hội nghị, ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam cũng cho biết Việt Nam đang thu hút sự chú ý của toàn cầu và đóng vai trò là cửa ngõ tới ASEAN.

Ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược Thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB Singapore gọi Việt Nam là ngôi sao sáng trong nền kinh tế ASEAN.

Việt Nam thu hút sự chú ý của toàn cầu và đóng vai trò là cửa ngõ tới ASEAN

Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam

Theo tính toán của ông, tỷ trọng kinh tế của Việt Nam trong tổng GDP của ASEAN đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua và tăng gấp đôi từ dưới 6% vào năm 2000 lên khoảng 12% hiện nay. Ông bày tỏ tin tưởng sự phục hồi kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay sẽ kéo dài sang 6 tháng cuối năm.

"Việt Nam là thành viên chủ chốt của ASEAN và đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả thương mại và FDI trên khắp khu vực", ông nói thêm.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng tự tin khẳng định TP sẽ tiếp tục là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính và sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện để các đối tác kinh doanh thành công tại đây.

Với mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư đến TP.HCM, Chủ tịch Mãi cho biết luôn đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp để đặt ra nhiều câu hỏi, nhằm tìm hiểu các đối tác cần gì khi đến TP.HCM. Theo ông, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến tiềm năng thị trường, môi trường đầu tư, sự gia nhập của TP.HCM và Đông Nam Bộ vào các chuỗi cung ứng logistics, nguồn nhân lực cũng như khả năng thích ứng với yêu cầu của thị trường...

Nêu bật nhiều lợi thế của TP.HCM, ông Mãi nhấn mạnh đây là điểm dừng đầu tiên nhưng sẽ là cửa ngõ để các doanh nghiệp mở rộng đến ASEAN và quốc tế. Hiện có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trên địa bàn TP.HCM với hơn 13.000 dự án, tổng vốn đầu tư gần 90 tỷ USD.

viet nam anh 2

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: UOB.

"Chúng tôi hy vọng qua hội nghị, TP.HCM nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung sẽ chào đón nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Thứ Tư vừa qua, tôi đã làm việc với Chủ tịch và lãnh đạo cấp cao của UOB, chúng tôi đã thống nhất ký kết chiến lược hợp tác. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là kênh dẫn quan trọng thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư vào TP.HCM và Đông Nam Bộ", Chủ tịch Mãi chia sẻ.

Những thách thức lớn nhất

Dù sở hữu nhiều lợi thế, theo ông Wee Ee Cheong, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Singapore, ASEAN vẫn là một khu vực đa dạng, với các nền văn hóa và môi trường hoạt động khác nhau. Do đó, việc thích nghi với môi trường địa phương có thể phức tạp đối với các doanh nghiệp.

Nhận thức được điều này, UOB đã thành lập Trung tâm tư vấn FDI chuyên biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực. Ông Wee Ee Cheong cho hay trong 10 năm qua, hơn 4.500 công ty đã sử dụng dịch vụ tư vấn FDI của UOB để mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là vào ASEAN.

Riêng tại Việt Nam, ngân hàng đã hỗ trợ khoảng 300 công ty mở rộng hoạt động vào thị trường này trong 5 năm qua. Các công ty này đã cam kết đầu tư khoảng 7,3 tỷ đôla Singapore và tạo ra khoảng 50.000 việc làm.

viet nam anh 3

Ông Wee Ee Cheong, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Singapore. Ảnh: UOB.

Ông Wee Ee Cheong kể lại câu chuyện hợp tác giữa UOB với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân tại châu Á có nhu cầu mua lại phần lớn cổ phần tại một bệnh viện ở Việt Nam.

Ông cho hay các văn phòng của UOB trên khắp các thị trường đã hợp tác để cung cấp các dịch vụ ngân hàng bao gồm mở tài khoản và phát hành bảo lãnh của ngân hàng cho các giai đoạn khác nhau của quá trình mua lại. Qua đó, khách hàng này chỉ mất 5 tháng để đi đến ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với bệnh viện.

Từ góc độ một nhà đầu tư, ông Alexander Ziehe cho rằng Việt Nam đang đối diện với 3 thách thức lớn, bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng, rút gọn thủ tục hành chính và tiến trình đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Dù vậy, ông nhấn mạnh doanh nghiệp phải đồng hành cùng Chính phủ trong việc giải quyết những thực trạng này.

Chính phủ Việt Nam rất cởi mở và tạo điều kiện, do đó cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nên thường xuyên làm việc với đối tác địa phương và cơ quan chức năng, có sự chia sẻ 2 chiều để thấu hiểu và triển khai hiệu quả

Ông Alexander Ziehe, Tổng giám đốc Viessmann Đông Nam Á và châu Đại Dương

"Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam rất cởi mở và tạo điều kiện, do đó cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nên thường xuyên làm việc với đối tác địa phương và cơ quan chức năng, có sự chia sẻ 2 chiều để thấu hiểu và triển khai hiệu quả", ông Alexander Ziehe nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Li Fan, Giám đốc điều hành Warburg Pincus cho rằng Chính phủ Việt Nam rất thân thiện và đang làm tốt vai trò. Đây là lý do Chính phủ luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao, và các doanh nghiệp FDI cũng liên tục tăng trưởng tại Việt Nam những năm qua.

Tuy nhiên, ông cho rằng hệ thống pháp luật ở Việt Nam vẫn còn nhiều chồng chéo và chưa rõ ràng cho nhà đầu tư. "Chính phủ đang rất nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng hơn, cố gắng cân bằng lợi ích quốc gia và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Quốc gia đang phát triển nào cũng vậy, cần thời gian để đạt được sự cân bằng này", ông Li Fan nêu ý kiến.

Đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp nước ngoài muốn đặt chân đến Việt Nam, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới đối tác địa phương, bởi điều này sẽ đảm bảo sự ổn định chuỗi cung ứng và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

Vốn FDI thực hiện nửa đầu năm cao kỷ lục, Bắc Ninh trở lại top 1

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 5 năm qua.

HSBC: Chi phí cạnh tranh, hỗ trợ về thuế hút vốn FDI vào Việt Nam

Chuyên gia của HSBC đánh giá Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút vốn FDI, tuy nhiên cần khắc phục thêm các yếu tố về công nghệ, cơ sở hạ tầng trong những năm tới.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Eximbank hop bat thuong hinh anh

Eximbank họp bất thường

0

Eximbank vừa công bố quyết định triệu tập họp cổ đông bất thường để thông qua một số nội dung quan trọng. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Hà Nội.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm