Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 2,91%, bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Đây là cơ sở để nhiều tổ chức quốc tế, định chế tài chính dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
GDP dự báo tăng 5 lần trong 15 năm
Một báo cáo cho biết nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 5 lần, trở thành nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới vào năm 2035.
Đầu năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh cho biết mức tăng trưởng ổn định và nhất quán sẽ giúp Việt Nam vượt qua các nền kinh tế lớn ở châu Á như Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan vào năm 2035. Đây là thông tin được công bố trong bảng tổng hợp hàng năm về triển vọng tăng trưởng 193 nền kinh tế, trong đó Việt Nam hiện là nền kinh tế lớn thứ 37.
Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo ở mức 7%/năm trong 5 năm tới và 6,6% trong thập kỷ tiếp theo. Báo cáo này ước tính GDP danh nghĩa của Việt Nam vào năm 2035 là 1,59 nghìn tỷ USD so với mức 341 tỷ USD hiện nay, tăng gần 5 lần trong 15 năm.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Theo Báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020, Việt Nam đứng thứ 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới, tăng 9 bậc so với năm 2019.
Lực đẩy của bất động sản
Trước “đòn bẩy” mạnh mẽ đến từ những con số lạc quan của nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn hiện hữu, nhất là Hà Nội và TP.HCM.
Về hạ tầng đô thị, Việt Nam sẽ tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án đường sắt đô thị, đường vành đai, đường xuyên tâm, các bãi đỗ xe, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước và rác thải, giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước tại các đô thị lớn.
Việt Nam đang đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện hạ tầng đô thị. Ảnh: Việt Linh. |
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong tương lai, đô thị sẽ tiếp tục là đầu tàu phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam. Số liệu của World Bank và Tổng cục thống kê cho thấy tỷ lệ dân số thành thị ở Việt Nam còn khá thấp trong khu vực châu Á, chỉ đạt 35% so với tỷ lệ 51% của Thái Lan, 56% của Indonesia, 77% của Malaysia.
Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị của Việt Nam sẽ đạt 46 triệu người, các tỉnh, thành phố lân cận đô thị lớn sẽ có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn và thêm nhiều đô thị có quy mô 1 triệu dân hơn. Từ đó, nhu cầu nhà ở tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lân cận cũng tăng theo.
Quỹ đất khu trung tâm từ bài học của Phố Đông (Thượng Hải)
Trong 10 năm qua, cả khu vực tây Hà Nội và phía đông TP.HCM đều chứng kiến tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Sự phát triển này khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện phát triển thần tốc của Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc) bắt đầu từ năm 1990, khi chính sách “phát triển và mở cửa Phố Đông” được đưa ra.
Sau hơn ba thập kỷ, Phố Đông trở thành trung tâm tài chính của Thượng Hải và là nơi quy tụ rất nhiều công ty tài chính quy mô lớn nhất thế giới, cũng như trung tâm giao dịch chứng khoán của thành phố. Trong năm 1990, GDP Phố Đông đạt 6 tỷ NDT, con số này đến năm 2019 đã tăng lên đến 1.270 tỷ NDT. Diện mạo của Phố Đông cũng đã thay đổi đáng kể trong hơn 30 năm, từ một khu vực ít phát triển của Thượng Hải trở thành một biểu tượng của nét sang trọng hiện đại với những tòa nhà chọc trời và giá bất động sản tăng vọt.
Phố Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) có sự lột xác ngoạn mục. |
Tại TP.HCM, đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và tăng giá của bất động sản. Hiện quỹ đất trong khu CBD (quận kinh doanh trung tâm - Central Business District) đang ngày càng khan hiếm. Chủ trương của UBND TP.HCM từ nay đến năm 2025 cũng hạn chế phát triển dự án nhà ở cao tầng nếu chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng tương ứng.
Với nhu cầu nhà ở rất lớn của nhóm người dân có thu nhập cao cũng như nhóm chuyên gia nước ngoài đang sống và làm việc tại khu vực trung tâm kèm những tiện ích sống đẳng cấp tương ứng, giá bất động sản trong khu vực CBD càng có cơ sở để tăng cao trong tương lai.
Những khu đất ở trung tâm thành phố vẫn giàu tiềm năng
Những mảnh đất vàng hiếm hoi đã được cấp phép phát triển trong quận 1 chắc chắn sẽ được nhắm cho các dự án nổi bật làm thay đổi diện mạo của thành phố. Ví dụ như tại mảnh đất hơn 10 hecta tọa lạc bên sông Sài Gòn, đối diện Thảo Cầm Viên sẽ xuất hiện một khu phức hợp bất động sản hàng hiệu mang thương hiệu Marriott và JW Marriott.
Dự án Grand Marina Saigon được quy hoạch tổng thể gồm những khu căn hộ hàng hiệu kết nối trực tiếp với ga Bason của tuyến metro số 1, diện tích cảnh quan mở bao gồm cây xanh, cầu đi bộ và toàn bộ khu vực bờ sông quận 1. Với quy mô ấn tượng và sự tham gia hợp tác của tập đoàn nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới Marriott International, khu phức hợp này dự kiến mang đến cho khu vực CBD của thành phố một nhịp sống phồn vinh, sôi động tương tự Marina Bay Sand của Singapore, hay Phố Đông của Thượng Hải (Trung Quốc).
Một góc khu quy hoạch tổng thể mang thương hiệu Marriott trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1, TP.HCM. |
Sự xuất hiện của những dự án bất động sản hàng hiệu trong trung tâm thành phố (urban branded residences) như Grand Marina Saigon, cùng thương hiệu nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghỉ dưỡng như Marriott hay mặt hàng xa xỉ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về đẳng cấp sống sang cho tầng lớp thượng lưu và mặt bằng giá bất động sản. Đây là cơ sở thúc đẩy giá bất động sản ở khu vực CBD tăng mạnh trong thời gian tới.