Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế TP.HCM phục hồi hình chữ V

Tăng trưởng GRDP của TP.HCM từ mức giảm sâu quý III/2021 đã liên tục đi lên và tăng đến 5,73% trong quý II vừa qua.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong nửa đầu năm ước đạt 728.706 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,46%).

Lãnh đạo thành phố đánh giá đây là con số khả quan, ghi nhận đà phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V và đến nay đã ổn định. Cụ thể từ mức giảm sâu -24,97% trong quý III/2021 và -11,64% trong quý IV/2021 thì sang năm 2022 ghi nhận con số dương 1,87% trong quý I và 5,73% trong quý II này.

"Điều này cho thấy quá trình phục hồi kinh tế đi đúng hướng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả tích cực, hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại như trước khi có dịch", lãnh đạo TP.HCM nói thêm.

Xét theo cơ cấu kinh tế, khu vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 64%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,5% và khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng còn lại 0,5%.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GRDP THEO QUÝ

NhãnQuý I/2021Quý II/2021Quý III/2021Quý IV/2021Quý I/2022Quý II/2022
GRDP % 5.966.21-24.97-11.631.875.73
Công nghiệp, xây dựng
5.65.2-44.81-12.28-0.074.33
Thương mại, dịch vụ
5.676.67-19.95-11.852.557.1

Có 5/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng trên 6% so với cùng kỳ bao gồm: Ngành vận tải, kho bãi tăng 7,51%; ngành thông tin truyền thông tăng 8,18%; ngành tài chính, ngân hàng tăng 9,91%; ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ tăng 6,46%; ngành y tế tăng 6,85%.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 5,82% và có 3/9 ngành có mức tăng trưởng dưới 6% bao gồm: bán buôn, bán lẻ (tăng 3,10%); dịch vụ lưu trú, ăn uống (tăng 2,08%); giáo dục và đào tạo (tăng 4,99%).

Sau khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát thì các hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục, nhiều chương trình kết nối cung cầu, giao thương được tổ chức đã giúp cho lĩnh vực thương mại dịch vụ từng bước được khôi phục.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố trong nửa đầu năm ước đạt 556.488 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng có tăng trưởng trở lại, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP.HCM trong 6 tháng đầu năm ước đạt 24,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm qua các cửa khẩu trên cả nước ước đạt 34,2 tỷ USD, cũng tăng 13,7% so với cùng kỳ.

Tang truong,  bao cao vi mo,  linh vuc dich vu,  phuc hoi kinh tees anh 1

Sản xuất đang dần phục hồi ở TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.

Đối với hoạt động du lịch, tổng doanh thu ước tăng trưởng 29,9% lên mức 49.681 tỷ đồng. Khách du lịch nội địa đến TP.HCM đạt 11,08 triệu lượt và khách quốc tế cũng lên đến 477.982 lượt.

Hoạt động công nghiệp duy trì mức tăng trưởng dương từ tháng 2 đến nay, tuy tốc độ tăng còn chậm nhưng đã có sự hồi phục tương đối đồng đều giữa các ngành khi có 20/30 ngành đạt mức tăng trưởng dương.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 3,1% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm. Trong đó, tổng 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 7,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,2%), cao hơn 4 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Lĩnh vực nông nghiệp trong lũy kế từ đầu năm ghi nhận 8.916 tỷ đồng, tăng 1,73% so cùng kỳ. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao, tỷ trọng trồng trọt chiếm 22,6%, chăn nuôi là 40,3%, thủy sản đạt 30,2%.

Theo UBND TP.HCM, xung đột địa chính trị trên thế giới làm cho nguy cơ lạm phát tăng, tình hình thị trường nguyên nhiên liệu tăng mạnh trong điều kiện nhu cầu sử dụng xăng dầu đang tăng cao, kéo theo giá cả một số ngành hàng thiết yếu cũng ảnh hưởng theo giá xăng dầu.

Tốc độ tăng trưởng của các khu vực tuy có tăng nhưng tốc độ chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển. Một số ngành có chỉ số lao động giảm như sản xuất phương tiện vận tải khác, sản xuất đồ uống, công nghiệp chế biến, chế tạo khác...

Tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng. Các nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh, giá nguyên liệu đầu vào tăng, vướng mắc về quy định, công tác giải phóng mặt bằng, thời gian thực hiện thủ tục kéo dài...

Doanh nghiệp gặp khó vì giá xăng tăng, nhu cầu toàn cầu giảm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới, khu vực có nhiều biến động, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn cần tháo gỡ.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm