Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế Mỹ đang tiến gần hơn tới bờ vực suy thoái?

Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra kinh tế Mỹ đang suy yếu và tiến gần hơn tới suy thoái. Điều này cho thấy các đợt tăng lãi suất đã bắt đầu gây tổn hại cho nền kinh tế và việc làm.

Bloomberg đưa tin theo dữ liệu của công ty ADP, hoạt động tuyển dụng trong khu vực tư nhân của Mỹ đã giảm tốc trong tháng 3. Đây là dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới đang hướng tới một đợt suy giảm mạnh, thậm chí là suy thoái.

Cụ thể, số việc làm mới trong khu vực tư nhân chỉ tăng 145.000 trong tháng 3, giảm mạnh so với mức 261.000 của tháng 2 và thấp hơn ước tính 210.000 của các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát.

tang truong tien luong anh 1

Khu vực kinh tế tư nhân đang giảm tốc tuyển dụng. Đây là điều mà Fed mong muốn để kìm hãm lạm phát và vòng xoáy lạm phát - tiền lương. Ảnh: Bloomberg.

Thị trường việc làm đã hạ nhiệt

Như vậy, trong quý đầu năm, số việc làm mới trung bình mỗi tháng chỉ là 175.000, giảm từ 216.000 vị trí trong quý IV/2022. Cùng kỳ năm ngoái, con số này lên tới 397.000 việc làm.

"Dữ liệu mới nhất của chúng tôi đang phát đi tín hiệu về một nền kinh tế đã giảm tốc. Các công ty đang trì hoãn sau một năm tuyển dụng ồ ạt. Tăng trưởng tiền lương cũng giảm dần", bà Nela Richardson - chuyên gia kinh tế trưởng của ADP - nhận định.

Theo tính toán của công ty, trong tháng 3, tiền lương của người lao động Mỹ tăng trưởng 6,9% so với năm ngoái, giảm từ tốc độ 7,2% vào tháng 2.

Dữ liệu mới nhất của chúng tôi đang phát đi tín hiệu về một nền kinh tế đã giảm tốc. Các công ty đang trì hoãn sau một năm tuyển dụng ồ ạt. Tăng trưởng tiền lương cũng giảm dần

Bà Nela Richardson - chuyên gia kinh tế trưởng của ADP

Tăng trưởng việc làm gần như được chia đều cho lĩnh vực dịch vụ và sản xuất hàng hóa. Đó được coi là điều bất thường. Bởi nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào dịch vụ, và khu vực này thường tuyển dụng mạnh hơn.

Dữ liệu được công bố hôm 5/4 cho thấy lĩnh vực dịch vụ và sản xuất hàng hóa có thêm lần lượt 75.000 và 70.000 việc làm.

Nhưng trong tháng trước, mảng tài chính đã mất 51.000 việc làm. Các dịch vụ chuyên nghiệp và dịch vụ kinh doanh cũng cắt giảm 46.000 vị trí. Mức giảm trong lĩnh vực sản xuất là 30.000 việc làm.

Ở chiều ngược lại, lĩnh vực giải trí và khách sạn đã tuyển thêm 98.000 nhân viên; vận tải và tiện ích có thêm 56.000 việc làm. 53.000 vị trí được bổ sung trong lĩnh vực xây dựng.

Suy thoái đang tới gần?

Các công ty có dưới 50 công nhân tuyển thêm 101.000 việc làm. Tình hình đã thay đổi so với những tháng trước đó, khi những doanh nghiệp nhỏ ghi nhận sự tăng trưởng việc làm khiêm tốn hơn.

Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được Bộ Lao động công bố hôm 7/4. Theo khảo sát của Dow Jones, các chuyên gia kinh tế dự báo mức tăng trưởng việc làm trong tháng 3 là 238.000 việc làm, còn tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6%.

Trước đó, theo một báo cáo khác của Bộ Lao động Mỹ, được công bố hôm 4/4, số lượng việc làm còn trống đã giảm xuống còn 9,93 triệu trong tháng 2, thấp hơn ước tính 10,4 triệu việc làm của FactSet.

Trong khi đó, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ cũng ghi nhận tháng thứ 5 liên tiếp rơi vào vùng suy giảm, cho thấy hoạt động tại các nhà máy đang suy yếu.

Cụ thể, PMI sản xuất đã giảm từ 47,7 trong tháng 2 xuống 46,3 trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Điều này cho thấy các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đã gây tổn hại cho nền kinh tế và thị trường việc làm.

Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đạt được những bước tiến trong cuộc chiến chống lạm phát.

Để kìm hãm lạm phát, ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải hạ nhiệt thị trường việc làm và tăng trưởng kinh tế thông qua các điều kiện tài chính thắt chặt. Và điều này giáng đòn mạnh lên giá vàng, chứng khoán và một số tài sản rủi ro, vốn rất nhạy cảm với lãi suất.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...

Giá vàng trên đà tiến tới đỉnh mới

Giá vàng đã tiến gần tới mức cao kỷ lục và được dự báo sớm lập đỉnh mới. Nhiều yếu tố đang cùng lúc hỗ trợ đà tăng của kim loại quý.

10 nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Tổng khối tài sản ròng của "câu lạc bộ tỷ phú" ở 2 nước này lần lượt là 4.700 tỷ USD1.670 tỷ USD.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm