Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực Trung ương (GRDP) quý I so với cùng kỳ năm trước tăng ở 58 địa phương và giảm ở 5 địa phương trên cả nước.
Trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng GRDP ở mức cao so với tốc độ tăng GDP như Hậu Giang tăng 12,67%; Bình Thuận tăng 9,86%; Hải Phòng tăng 9,65%; Khánh Hòa tăng 9,07%; Cà Mau tăng 9,05%; Ninh Bình tăng 8,45%; Tuyên Quang tăng 8,42%; Bắc Giang tăng 8,0%.
Trong đó, Hậu Giang nằm số các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I của Hậu Giang tăng 286,1%; Thái Bình tăng 55,7%; Quảng Trị tăng 37%; Cà Mau tăng 33,7%.
10 địa phương có tốc độ tăng GRDP cao nhất (so với cùng kỳ năm trước) | |||||||||||
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê | |||||||||||
Nhãn | Hậu Giang | Bình Thuận | Hải Phòng | Khánh Hòa | Cà Mau | Ninh Bình | Tuyên Quang | Bắc Giang | Hải Dương | Quảng Bình | |
% | 12.67 | 9.86 | 9.65 | 9.07 | 9.05 | 8.45 | 8.42 | 8.4 | 8.35 | 8.34 |
Một số địa phương khác có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm Cao Bằng tăng 26,8%; Tuyên Quang tăng 22,6%; Hải Phòng tăng 14,8%; Quảng Ninh tăng 13,6%; Hải Dương tăng 12,5%; Nam Định tăng 12,3%; Đắk Lắk, Bạc Liêu và Phú Yên cùng tăng 11,6%; Bắc Giang và Kiên Giang tăng 10,9%.
Về doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I, Hải Phòng ghi nhận mức tăng lần lượt là 14% và 14,4%. Riêng doanh thu du lịch lữ hành quý I của Hải Phòng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng GRDP ở mức thấp và giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm.
10 địa phương có tốc độ tăng GRDP thấp nhất là Sơn La (tăng 2,09%); Bình Dương (tăng 1,15%); TP.HCM (tăng 0,7%); Quảng Ngãi (giảm 1,07%); Vĩnh Phúc (giảm 2,47%); Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 4,75%); Quảng Nam (giảm 10,88%); Bắc Ninh (giảm 11,85%).
10 địa phương có tốc độ tăng GRDP thấp nhất so với cùng kỳ năm ngoái | |||||||||||
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê | |||||||||||
Nhãn | Sơn La | Bình Dương | TP.HCM | Lai Châu | Vĩnh Long | Quảng Ngãi | Vĩnh Phúc | Bà Rịa - Vũng Tàu | Quảng Nam | Bắc Ninh | |
% | 2.09 | 1.15 | 0.7 | 0.47 | 0.29 | -1.07 | -2.47 | -4.75 | -10.88 | -11.8 |
Bắc Ninh và Quảng Nam đều nằm trong số các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I giảm so với cùng kỳ năm trước gồm Quảng Nam giảm 34,3%; Bắc Ninh giảm 18,8%; Vĩnh Long giảm 16,5%; Sóc Trăng giảm 15,6%; Vĩnh Phúc giảm 8,1%.
Các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện quý I giảm so với cùng kỳ năm trước là Ninh Bình giảm 31,8%; Trà Vinh giảm 29,3%; Hà Giang giảm 24,9%; Cao Bằng giảm 21,9%; Hải Phòng giảm 18,5%.
Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành khai khoáng quý I năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm gồm Sóc Trăng giảm 87%; Đồng Tháp giảm 50,6%; Vĩnh Phúc giảm 48,7%.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.