Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kim Jong Un muốn biến sản xuất kim chi thành khoa học

Nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn biến công nghệ làm kim chi thành khoa học bằng việc đầu tư vào mọi công đoạn sản xuất của nhà máy Ryugyong.

Triều Tiên ứng dụng khoa học vào sản xuất kim chi Nhà máy kim chi Ryugyong ứng dụng khoa học vào mọi công đoạn sản xuất để đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Đây là một nỗ lực của ông Kim Jong Un nhằm thúc đẩy kinh tế nội địa.

Ở ngoại ô Bình Nhưỡng, bao quanh bởi các trang trại và nhà kính phủ tuyết, là một trong những dự án mà ông Kim Jong Un tâm huyết nhất hiện nay, nhà máy Kimchi Ryugyong. Mỗi năm nhà máy sản xuất 4.200 tấn kim chi. Theo giám đốc Paek Mi Hye, cơ sở mới sáng bóng này đã thay thế một nhà máy cũ hơn và được mở cửa vào tháng 6 năm ngoái sau khi được nhà lãnh đạo phê duyệt.

Nhà máy này là minh chứng mới cho những nỗ lực của ông Kim nhằm thúc đẩy nền kinh tế nội địa Triều Tiên và sản xuất ra nhiều sản phẩm tiêu dùng tốt hơn. Chiến lược của ông, được gọi là "byungjin", nhằm phát triển đồng thời cả nền kinh tế quốc dân và chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Kim Jong Un va kim chi anh 1
Nhà máy có 150 công nhân sản xuất 4.200 tấn kim chi mỗi năm. Ảnh: AP.

Những vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất và các loại tên lửa tầm xa có thể tiếp cận được lục địa Mỹ khiến Triều Tiên phải gánh chịu nhiều hơn bao giờ hết những biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, các chuyên gia bên ngoài tin rằng đất nước Đông Á đang có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế và cải thiện được sản xuất nông nghiệp. Có thể chỉ một hoặc hai năm nữa Triều Tiên sẽ có được một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân.

Khoa học ứng dụng, theo các nhà hoạch định chính sách Triều Tiên, là điều tối quan trọng trên mọi mặt.

Ông Kim trang bị cho các nhà khoa học tên lửa và các kỹ sư hạt nhân những căn hộ cao cấp ở Bình Nhưỡng. Bà Paek đã nhấn mạnh nhiều lần trong khi dẫn phóng viên AP đi tham quan nhà máy rằng ngay cả một món ăn cổ xưa như kim chi cũng có thể được lợi từ sự đổi mới khoa học. Nữ giám đốc cho biết nhà máy có 150 công nhân nhưng phần lớn các khâu là tự động hóa.

Bà nói mục tiêu chính của nhà máy là vận hành theo "khoa học ở mọi công đoạn", kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Nhà máy tự hào về bộ phân tích kim chi "độc nhất", duy trì độ mặn và lượng axit lactic lý tưởng.

Kim Jong Un va kim chi anh 2
Một sản phẩm của nhà máy Ryugyong. Ảnh: AP.

Kim chi là món ăn truyền thống nổi tiếng của người dân hai miền Triều Tiên. Vào năm 2015, UNESCO đã bổ sung kim chi vào danh sách "di sản văn hoá phi vật thể nhân loại".

Bà Paek thừa nhận rằng một số người có thể chống lại việc từ bỏ truyền thống cùng làm kim chi. "Nhưng họ cũng nhận ra chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm do nhà máy sản xuất", bà nói.

Nhà máy sản xuất 8 loại kim chi, từ "tong kimchi" rất cay, có màu đỏ và được làm hoàn toàn từ bắp cải, cho tới loại kim chi dành riêng cho trẻ em. Các sản phẩm kim chi của nhà máy được phân phối cho các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm quanh Bình Nhưỡng.

"Đây là một mô hình", bà Paek nói. "Các nhà máy khác giống nhà máy của chúng tôi đang được lên kế hoạch xây dựng ở mỗi tỉnh".

Bên trong nhà máy dệt lớn nhất Triều Tiên Nhà máy dệt lớn nhất Triều Tiên có những máy may hiện đại và các áp phích tuyên truyền dán khắp tường. Hơn 8.000 người làm việc tại nơi này.

Triều Tiên kinh doanh ra sao trong 1 thập kỷ bị trừng phạt?

Dù chịu lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn 1 thập kỷ qua nhưng hoạt động thương mại ở Triều Tiên dường như vẫn diễn ra bình thường như bất kỳ quốc gia nào.

Nghi vấn bức xạ ở Trung Quốc tăng vọt do hạt nhân Triều Tiên

Mức độ bức xạ tại thành phố Trung Quốc cách bãi thử hạt nhân của Triều Tiên 2.000 km tăng mạnh hồi tháng 9. Giả thiết về nguyên nhân không dừng ở vụ thử bom H của Bình Nhưỡng.

Hoa Hạ

Bạn có thể quan tâm