Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng công nghệ số

Số hóa đang trở thành xu thế chung. Trong đó, ngành ngân hàng đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ cả ở sản phẩm dịch vụ cũng như cách vận hành, quản trị hoạt động.

Coi công nghệ là một yếu tố quan trọng để gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) nỗ lực tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý tài chính ngân hàng.

Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, SeABank triển khai các dịch vụ ngân hàng số như SeAMobile, SeANet giúp người dùng dễ dàng giao dịch hay thanh toán hóa đơn từ xa, quản lý chi tiêu hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng triển khai nhiều dự án quản trị hiệu quả như quản lý lợi nhuận (PFT), quản lý giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP), quản lý tài sản nợ - có (ALM), e-Office…

Bắt đầu từ năm 2017 với dự án FTP - Giá điều chuyển vốn nội bộ trên nền tảng công nghệ của Oracle, SeABank đã chứng minh được khả năng vận hành hiệu quả hệ thống trong việc đánh giá biên độ sinh lời. Dự án hỗ trợ phân tích, xác định, định giá và quản lý rủi ro lãi suất; phân bổ hiệu quả nguồn vốn, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh. Đồng thời, FTP nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn.

cong nghe so,  chuyen doi cong nghe anh 1

SeABank nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ trong vận hành, quản lý hoạt động ngân hàng.

Năm 2019, ngân hàng tiếp tục mở rộng nền tảng để thực hiện dự án ALM và PFT. Trong đó, dự án quản lý tài sản nợ - có (ALM) giúp cung cấp công cụ thực hiện, tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. ALM còn mang đến cho ngân hàng công cụ quản trị kinh doanh nội bộ, quản trị rủi ro, trở thành dự án nền móng của SeABank.

Nhằm quản trị và đo lường hiệu suất hoạt động, hỗ trợ định giá các mức độ cung cấp dịch vụ, sản phẩm, SeABank tiếp tục lựa chọn Oracle để triển khai dự án PFT - quản lý lợi nhuận. Với phương pháp tính giá thẩm thấu, dự án giúp ngân hàng tính toán được lợi nhuận theo nhiều chiều. Đồng thời, tổng chi phí hoạt động của ngân hàng được phân bổ hoàn toàn đến các trung tâm doanh thu, sản phẩm và khách hàng.

Trong suốt quá trình triển khai các dự án, bên cạnh Oracle là đối tác uy tín cung cấp phần mềm tài chính, SeABank lựa chọn đồng hành cùng Deloitte và KPMG. Đây là 2 công ty hàng đầu về tư vấn giải pháp tài chính kinh doanh, từ đó mang đến những giải pháp tối ưu giúp ngân hàng hoàn thiện hệ thống vận hành, tận dụng tối đa hệ thống tài khoản kế toán và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Tiếp nối thành công của các dự án trên, năm nay SeABank sẽ tiến hành triển khai dự án đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến theo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế - IFRS 9. Với dự án này, SeABank mong muốn sẽ trở thành một trong những ngân hàng nội đầu tiên tuân thủ quy định IFRS 9, có giải pháp hệ thống được thực thi trong thực tế trước thời hạn quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, SeABank liên tục đẩy mạnh triển khai nâng cấp hệ thống phần mềm lõi ngân hàng, đảm bảo tính bảo mật cho các giao dịch, dữ liệu. Điển hình trong số đó là nâng cấp hệ thống T24 lên phiên bản R18, đáp ứng khối lượng và quy trình xử lý lớn. R18 hỗ trợ ngân hàng xác định chi phí giao dịch theo từng nhóm đối tượng khách hàng, quản lý bảo mật toàn bộ hệ thống thông, gồm tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính… Hệ thống này tự động tạo deal nội bộ với nguyên tắc tỷ giá được xây dựng trước và nhiều các tính năng vượt trội khác.

cong nghe so,  chuyen doi cong nghe anh 2

Công nghệ số được kỳ vọng giúp SeABank nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng, SeABank triển khai dự án Callbot - trợ lý ảo tổng đài. Trợ lý ảo thực hiện đồng thời hàng nghìn cuộc trò chuyện với thời gian trung bình dưới 120 giây, tỷ lệ thành công 98%, từ đó cung cấp cho SeABank một giải pháp tối ưu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Đặt mục tiêu đưa ngân hàng trở thành văn phòng không giấy tờ và lãnh đạo có thể điều hành công việc, phê duyệt văn bản mọi lúc mọi nơi, SeABank triển khai hệ thống văn phòng điện tử thông minh - SeAOffice. Giải pháp này giúp nhân viên ngân hàng quản lý văn bản, công việc và vận hành hệ thống dễ dàng, đồng bộ.

Tiếp tục lấy công nghệ là trụ cột quan trọng để cải tiến quy trình nghiệp vụ, chuyển đổi phương thức giao tiếp với khách hàng, SeABank tập trung đầu tư cho dự án core AI nhằm cung cấp tính năng eKYC cho khách hàng thông qua ứng dụng ngân hàng SeAMobile.

Trong năm nay, SeABank sẽ tích hợp thêm hệ thống SeATeller (kết hợp công nghệ AI và eKYC) để hỗ trợ xác thực khách hàng khi giao dịch tại quầy, giảm các quy trình không cần thiết, gia tăng trải nghiệm.

Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất, sản phẩm và dịch vụ của SeABank đòi hỏi phải đáp ứng tối đa nhu cầu trải nghiệm của khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành nội bộ. Các giải pháp công nghệ tiên tiến và hiện đại kể trên là một phần trong chiến lược “Hội tụ số” của SeABank, qua đó đã hỗ trợ rất lớn cho việc quản trị hoạt động ngân hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả hơn.

Thái Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm