Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kịch bản nào để Vietjet Air thu về 800 triệu USD khi IPO?

Trước sức nóng của thị trường hàng không toàn châu Á và kết quả kinh doanh khả quan, Vietjet Air có thể sẽ thực hiện kế hoạch IPO ngay trong năm 2015.

Tuần vừa qua, thông tin Vietjet Air sẽ tiến hành IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng) khiến thị trường xôn xao. Trả lời báo chí tại Singapore, ông Lưu Đức Khánh - Tổng giám đốc Vietjet Air - cho biết, hãng hàng không này dự định sẽ thu được khoảng 800 triệu USD thông qua IPO. Số tiền nói trên sẽ dùng để tài trợ cho hợp đồng mua máy bay mới của hãng với đối tác Airbus được ký vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, theo đại diện của Vietjet Air, những thông tin chính thức về IPO sẽ chỉ được hãng hàng không này cung cấp trong tuần này.

Thực tế, kế hoạch IPO đã từng được tổng giám đốc Vietjet Air tiết lộ với Bloomberg vào tháng 9/2013 khi hãng hàng không này bắt đầu có lãi. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2013, Vietjet Air đã có lợi nhuận trước thuế khoảng 120 tỷ đồng. Số lãi này được xem là điều bất ngờ ngay với lãnh đạo hãng, bởi theo kế hoạch dự kiến, Vietjet Air đã từng nghĩ sẽ khó có lợi nhuận dương trong 3 năm "cất cánh" đầu tiên.

Với kế hoạch IPO để thu <abbr class=800 triệu USD, Vietjet Air có thể phải chọn thị trường Hong Kong hoặc Singapore để bán cổ phiếu. Ảnh: Bloomberg." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/erlu/2015_01_19/vja.jpg" />
Với kế hoạch IPO để thu 800 triệu USD, Vietjet Air có thể phải chọn thị trường Hong Kong hoặc Singapore để bán cổ phiếu. Ảnh: Bloomberg.

Ngay khi có lãi, kế hoạch IPO đã được doanh nghiệp này đề ra với thời hạn từ 18 đến 42 tháng. Cùng lúc đó, hãng đã thực hiện mở rộng thêm nhiều đường bay, trong đó có việc thừa kế lại các đường bay "ngách" mà Air Mekong để lại sau khi bị tạm dừng hoạt động, ký liên minh hợp tác hàng không với một hãng bay của Thái Lan, và đặc biệt là hợp đồng thuê mua máy bay trị giá 9,1 tỷ USD với Airbus. 

Theo tiết lộ mới đây của Vietjet Air, công ty này có thể chọn Hong Kong hoặc Singapore để thực hiện IPO do "thị trường Việt Nam còn khá nhỏ bé". Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là trước đó, hãng hàng không lớn nhất Việt Nam Vietnam Airlines vẫn thực hiện IPO ngay tại thị trường trong nước, dù với tỷ lệ rất thấp là 3,5% và thu về gần 52 triệu USD.

Vấn đề hiện tại là Vietjet Air sẽ bán bao nhiêu % cổ phần trong đợt IPO để có thể thu về số tiền 800 triệu USD? Mặc dù hãng này đang thu được những kết quả kinh doanh khả quan với số liệu về lượng khách hàng của năm 2014 gấp đôi so với năm 2013 và có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng 100% trong năm 2015, nhưng thực tế, vốn điều lệ của Vietjet Air mới chỉ ở mức 800 tỷ đồng, tương đương 40 triệu USD. Phần lớn số vốn này đang nằm trong tay tập đoàn Sovico Holding.

Là hãng hàng không đầu tiên ở Việt Nam tiến hành IPO, Vietnam Airlines có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khá tương đương, khoảng 14.100 tỷ đồng. Trong phiên IPO, Vietnam Airlines chỉ bán khoảng 3,5% cổ phần ra công chúng và thu hơn 1.045 tỷ đồng. Như vậy, hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thị trường định giá khoảng 31.400 tỷ đồng, tức chỉ gần 1,5 tỷ USD

Trước Vietjet Air, một doanh nghiệp hàng không của Thái Lan là Bangkok Airways cũng đã tiến hàng IPO, bán 25% cổ phần và thu về 402 triệu USD trên thị trường chứng khoán, trong khi vốn của công ty này chỉ vỏn vẹn 65 triệu USD.

Trao đổi với Zing.vn, chuyên gia chứng khoán độc lập Huy Nam cho biết, việc Vietjet Air đặt ra kế hoạch thu khoảng 800 triệu USD trong lần bán cổ phần lần đầu ra công chúng có thể coi là một "kế hoạch khá tham vọng". "Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào lượng cổ phiếu mà Vietjet Air bán ra thị trường. Nếu so sánh với tương quan của Vietnam Airlines, đây có thể xem là một mục tiêu khá tham vọng, còn đạt được hay không thì phải xem xét cụ thể kế hoạch của Vietjet Air", ông Nam chia sẻ.

Riêng việc Vietjet Air lựa chọn Hong Kong hoặc Singapore là nơi để bán cổ phần lần đầu ra công chúng thay vì thị trường trong nước, ông Huy Nam cho biết, có thể do hai nguyên nhân. Một phần, đây là những thị trường chứng khoán sôi động và lớn hàng đầu tại châu Á, và một phần khác là có thể tỷ lệ bán cổ phần của Vietjet Air đủ lớn để có thể thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

"Vietnam Airlines, hay một công ty nhà nước khác như GAS, chỉ bán ra công chúng số cổ phần vỏn vẹn 3-4% là không đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức. Còn Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân, nên có thể trong kế hoạch của mình, Vietjet Air sẽ bán tới 30% hay 40%, hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ này sẽ tạo nên sức hút của cổ phiếu Vietjet Air trên thị trường, và có thể đẩy giá cổ phiếu của hãng lên cao, đạt được mục tiêu 800 triệu USD như Vietjet Air đặt ra", chuyên gia này phân tích.

Vietjet Air tiết lộ kế hoạch IPO

Theo ông Lưu Đức Khánh, CEO Vietjet Air, thời gian IPO dự kiên là năm 2015 - 2016. Đây sẽ là bước ngoặt đối với lộ trình phát triển của hãng.

 

T.A

Bạn có thể quan tâm