Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kịch bản đối đầu quân sự có thể xảy ra giữa Mỹ và TQ

Khi Mỹ bày tỏ ý định điều tàu và máy bay tuần tra đến gần khu vực cải tạo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông, giới quan sát lo ngại về khả năng xung đột giữa 2 bên.

Ảnh do máy bay do thám Philippines chụp về hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters
Ảnh do máy bay do thám Philippines chụp về hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters

Việc Trung Quốc đẩy nhanh các hoạt động bồi đắp đất, cải tạo và xây dựng hạ tầng trên những đảo chiếm đóng trái phép ở Biển Đông khiến Washington quyết định phản ứng cứng rắn với Bắc Kinh. Vì vậy, Mỹ và Trung Quốc đang có nguy cơ đụng độ quân sự lớn nhất trong 20 năm qua vì nhiều nguyên nhân, theo The Commentator.

Những đụng độ nhỏ

Sau khi Bộ Quốc phòng tuyên bố ý định, Hải quân Mỹ có thể sẽ điều tàu đến cách phạm vi 12 hải lý xung quanh những đảo đá mà Trung Quốc đang bồi đắp đất trái phép. 

Bắc Kinh cũng điều tàu hải quân và tàu tuần tra hoạt động xung quanh những vùng biển này. Do vậy, mọi hành động đe dọa các tàu của Mỹ có thể dẫn tới đụng độ giữa 2 bên.

Trong quá khứ, nhiều tàu Trung Quốc đã có tiền lệ gây hấn với những tàu của quốc gia khác. Trong khi đó, những đảo mà Trung Quốc đang bồi đắp đất cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.200 km. Khu vực này nằm trong phạm vi tác chiến của chiến đấu cơ hiện đại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như chưa thể ngăn chặn những hoạt động tuần tra trên không của Mỹ. Sự việc gần nhất xảy ra giữa tuần này chỉ dừng ở mức độ Hải quân Trung Quốc xua đuổi phi cơ P-8A của Mỹ.

Phi hành đoàn trên máy bay do thám P-8A chỉ vào một công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đảo đá ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters
Phi hành đoàn trên máy bay do thám P-8A chỉ vào một công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đảo đá ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters

Ngay sau đó, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á, khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra. "Không nước nào nên nghĩ rằng họ có thể ngăn cản Hải quân Mỹ. Đây không phải là hành động khôn ngoan", ông Russel nói.

Điều đáng lo ngại hơn là việc Trung Quốc đang xây các sân bay trên những đảo mà nước này chiếm đóng trái phép. Những công trình này là tiền đề để Bắc Kinh triển khai máy bay tuần tra từ trên không. Qua đó, khả năng đụng độ trên bầu trời cũng gia tăng, như sự cố giữa chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ hồi năm 2001.

Những xung đột gián tiếp

Hành động đối đầu trực tiếp với các máy bay và tàu của Hải quân Mỹ là việc làm tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể áp dụng chiến lược với những quốc gia khác, trong đó có Philippines.

Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần xua đuổi máy bay và cử tàu gây hấn, thậm chí va chạm, với tàu của Philippines.

Nếu một cuộc xung đột gián tiếp xảy ra giữa Trung Quốc và các láng giềng, Mỹ sẽ có cơ hội can dự với danh nghĩa duy trì luật pháp quốc tế. Nếu Bắc Kinh xung đột với Manila, Washington sẽ lấy cớ bảo vệ đảo quốc này theo hiệp ước đồng minh, qua đó đối đầu với Trung Quốc.

Những lần đối đầu trên không giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ từng điều máy bay ném bom đi vào vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh thiết lập để thể hiện cảnh báo cứng rắn. Đáp lại, chiến đấu cơ TQ từng nhiều lần bám sát máy bay Mỹ.

 

'Vòng kim cô' căn cứ quân sự Mỹ kiềm tỏa Trung Quốc

Với các căn cứ quân sự trải từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Guam và đặc biệt là sự hiện diện tại Australia, Mỹ đang củng cố tầm ảnh hưởng ở châu Á trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm