Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khủng long bạo chúa có thể từng sống như chó sói

Dựa trên di chỉ tìm thấy ở Utah, Mỹ, một nhóm nghiên cứu cho rằng khủng long không phải lúc nào cũng săn mồi đơn lẻ mà hoạt động một cách có tổ chức, tương tự chó sói.

Trong nghiên cứu công bố vào ngày 19/4 trên chuyên san PeerJ, một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Arkansas (Mỹ) đề xuất giả thiết cho rằng khủng long bạo chúa là loài có tập tính xã hội chứ không hoạt động đơn độc như chúng ta vẫn hình dung.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét một quần thể hóa thạch của khủng long bạo chúa được tìm thấy vào năm 2014 tại Đài tưởng niệm Grand Staircase-Escalante, miền Nam Utah, Mỹ, theo Guardian.

Các nhà khoa học sử dụng phương pháp phân tích địa hóa đối với xương và hóa thạch tìm thấy tại di chỉ. Họ xác định rằng quần thể khủng long bị vùi lấp tại cùng một nơi. Họ cũng cho rằng đây không phải là kết quả từ quá trình trôi dạt hóa thạch từ nhiều địa điểm khác nhau.

khung long bao chua song theo bay dan anh 1

Một bộ xương khủng long bạo chúa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah vào năm 2017. Hóa thạch được tìm thấy tại quần thể di chỉ ở Đài tưởng niệm Grand Staircase-Escalante. Ảnh: Getty.

Kristi Curry Rogers, giáo sư sinh học tại Đại học Macalester, nhận định rằng nghiên cứu nói trên là một "khởi đầu tốt". Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ cần thêm bằng chứng trước khi kết luận rằng khủng long bạo chúa sinh sống theo bầy đàn và có tổ chức xã hội.

"Cũng có thể các cá thể khủng long bạo chúa này không sống thành bầy đàn, mà chỉ tập trung tại một khu vực lân cận vào thời điểm khó khăn để cùng chia sẻ nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt", giáo sư Rogers nói thêm.

Theo nhà cổ sinh vật học Alan Titus thuộc Cục Quản lý Đất đai Mỹ, thực tế thuyết khủng long bạo chúa sống theo bầy đàn bắt đầu từ đầu thập niên 2000. Thời điểm đó, giới khảo cổ đã phát hiện di chỉ của hơn 10 cá thể khủng long bạo chúa tại Alberta, Canada.

Khai quật hóa thạch động vật sống cách đây 74 triệu năm Các nhà khoa học ở Chile khai quật được xương hàm hóa thạch và 5 chiếc răng thuộc về loài động vật có tên Orretherium tzen. Nó được cho là sống cùng thời với khủng long.

Kho tàng xương khủng long mắc kẹt ở sa mạc Sahara vì dịch Covid-19

Nằm sâu dưới những lớp cát ở miền Trung Nam sa mạc Sahara là khoảng 20 tấn hóa thạch xương khủng long đang đối mặt nhiều nguy cơ tiềm tàng trước khi được khai quật.

Phát hiện mới về khủng long Spinosaurus

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Palaeontologia Electronica, khủng long Spinosaurus có tập quán săn mồi dưới nước tương tự một con cò khổng lồ và không biết bay.

Khủng long cũng có thể mắc ung thư xương như con người ngày nay

Tương tự con người, khủng long cũng bị bệnh. Khủng long bạo chúa T-Rex có thể đã mắc bệnh gút hay khủng long mỏ vịt nhiều khả năng bị u xương.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm