Một người đàn ông đã khống chế chuyến bay số hiệu MS181 của hãng hàng không Egypt Air khi doạ mình đang đeo bom khủng bố.
Người đàn ông này sau đó buộc phi công phải chuyển hướng chiếc máy bay với 60 người và hạ cánh xuống đảo Cyprus, nơi vợ cũ của ông này đang sinh sống.
Truyền thông Cyprus đưa tin vụ cướp máy bay cuối cùng là vì lý do cá nhân hơn là động cơ khủng bố và người cướp máy bay muốn được liên lạc với vợ cũ. Vợ cũ của y đang được cảnh sát hộ tống tới sân bay.
Máy bay của
Egypt Air bị không tặc buộc hạ cánh xuốngsân bay ở Larnaca, đảo Cyprus . Ảnh: Reuters |
“Đây không phải là vụ khủng bố”, Reuters trích lời Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades nói với báo giới.
Tổng thống Cyprus Nikos Anastasiades cũng trao đổi với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz đang ở thăm đảo này rằng, kẻ không tặc là một người đàn ông quá nhớ người vợ cũ nên muốn đoàn tụ với cô. "Tất cả sự việc chỉ vì một người phụ nữ", ông nói.
Guardian cho biết, một số quan chức Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng khẳng định vụ việc xuất phát từ động cơ cá nhân. "Hắn không phải là một kẻ khủng bố, hắn là kẻ ngớ ngẩn. Khủng bố có thể điên cuồng nhưng chúng không ngốc, trong khi tên không tặc này thì như vậy", một người nói.
Telegraph dẫn lời tướng Hosni Hassan, người phụ trách sân bay Burg al-Arab của Ai Cập cho biết không tặc là sinh viên y khoa được đào tạo tại Mỹ. Y đang theo học tại Đại học Atlanta, bang Georgia.
Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập tin rằng, thiết bị nổ mà kẻ khủng bố sử dụng để đe dọa có thể là giả. Ông cũng đề cập tới khả năng tên không tặc cướp máy bay vì lý do cá nhân. Sau sự việc đặt bom trên máy bay Nga năm 2015, Ai Cập đã thuê công ty của Anh để kiểm soát các nguy cơ tại sân bay. Việc mang thiết bị nổ lên máy bay sẽ sớm bị phát hiện.
Bản đồ các địa điểm liên quan trong vụ không tặc, với thành phố Alexandria là điểm xuất phát, thủ đô Cairo là điểm đến dự kiến, nhưng máy bay buộc phải đáp ở đảo Cyprus. Ảnh: CNN |
Alexandria là thành phố lớn thứ 2 của Ai Cập. Do vậy, vụ không tặc một lần nữa dấy lên những lo ngại về tình hình kiểm soát an ninh tại các sân bay ở Ai Cập.
Đây là lần thứ 2 sân bay Larnaca bị không tặc khống chế trong 30 năm qua. Trong sự việc năm 1988, một tên không tặc cướp chiếc máy bay phản lực chở 55 người của Kuwait và hạ cánh nó xuống Larnaca sau khi cất cánh từ Iran. Chiếc Boeing 747 hạ cánh xuống phi trường này sau khi sân bay Damascus ở Syria và Beirut từ chối cho nó hạ cánh. Sau khi tiếp nhiên liệu, chiếc phi cơ tiếp tục cất cánh khỏi Larnaca.