Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không có ai hoàn toàn là nam hoặc nữ?

Đằng sau một vụ án mạng, Keigo đã mở ra nhiều câu chuyện về thân phận và câu hỏi lớn liên quan giới tính: Liệu có tồn tại thực sự ranh giới rõ ràng giữa nam và nữ?

Tác giả cũng đặt ra nhiều câu hỏi như: Liệu ngoài mã gen và những khác biệt sinh học ra, điều gì quyết định con người phải sống đúng với giới tính của mình?

Được sáng tác từ năm 2001, khi những vấn đề về định kiến giới tính chưa được thực sự quan tâm như bây giờ, Đơn phương thực sự là tác phẩm “đi trước thời đại” của Keigo Higashino.

Không những thế, đây còn là câu chuyện trinh thám đáng nhớ, nói về những người bạn thân cùng nhau trải qua thanh xuân và luôn có trách nhiệm, yêu thương nhau hơn cả bản thân mình. Truyện khá dài, 530 trang, cùng rất nhiều cái tên Nhật khó nhớ, nhưng vẫn là lựa chọn tốt cho fan của Keigo, hoặc cho những ai quan tâm LGBT.

Don phuong anh 1

Sách Đơn phương. Ảnh: Đinh Tị.

Những vấn đề không bao giờ cũ về định kiến giới tính

Thân thể là con gái, nhưng tâm hồn nghiêng về phía con trai. Chịu đựng suốt gần 30 năm, đến khi quyết định sống đúng với bản chất của mình, Mitsuki lại vô tình dính vào vụ giết người. Cô có ý muốn đầu thú, nhưng lại không bao giờ muốn ở trong trại giam nữ.

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Mitsuki muốn gặp lại những người bạn đại học thân thiết thuở thanh xuân, Tetsuro và vợ Risako, cũng như người khác. Đằng sau vụ án giết người xoay quanh Hiura Mitsuki cùng những người bạn trong đội bóng bầu dục, cánh cửa một căn phòng tối đã được mở ra, chất chứa những mảnh đời, tâm tư trĩu nặng của con người gặp khó khăn vì giới tính.

Họ có thể mắc “chứng rối loạn nhận diện giới tính”, tuy thân thể là nam hoặc nữ, tâm hồn ngược lại; hay những trường hợp lưỡng giới, phẫu thuật chuyển giới...

“Không có ai hoàn toàn là nam và cũng không có ai hoàn toàn là nữ. Con người vốn dĩ hay sợ hãi những thứ mình chưa biết rõ. Vì sợ nên mới cố loại bỏ chúng. Dù thuật ngữ 'chứng rối loạn nhận diện giới tính' ngày một phổ biến đi nữa, vẫn không có gì thay đổi. Bản thân trong suy nghĩ đã không có ý định tiếp nhận, truyền tải kiểu gì cũng vô ích”.

Đó là quan điểm mà tác giả đưa ra trong cuốn sách, cũng chính là sự miêu tả thực trạng của xã hội về nhận thức và định kiến của xã hội về vấn đề này.

Keigo cũng xuất sắc đưa ra hình ảnh dải băng Mobius chỉ có một mặt: “Toàn bộ con người trên thế giới đều ở trên dải Mobius. Không ai hoàn toàn là nam và cũng không ai hoàn toàn là nữ. Một người bình thường sẽ có đoạn này là nam, nhưng ở đoạn khác là nữ".

Đây thực sự là tác phẩm chứa đựng thông điệp sâu sắc về giới tính, ranh giới giữa đàn ông và phụ nữ với những lằn ranh rất mỏng manh.

Chúng ta ai cũng ở trên dải Mobius nhưng không nhận ra mà thôi, hoặc chính chúng ta đang chối bỏ nó. Quyển sách đã mang lại cái nhìn khách quan và chân thật hơn về giới tính, đặc biệt là định kiến về giới tính mà chúng ta thường áp đặt lên người khác.

Không chỉ định kiến với những người “rối loạn nhận diện giới tính”, Đơn phương còn đưa ra những mô tả sắc sảo về định kiến nam - nữ, vốn tồn tại dai dẳng trong xã hội Nhật.

Nhiều hành động của Tetsuro, dù vô thức, cũng ẩn chứa sự phân biệt giới với vợ mình. Câu chuyện hôn nhân giữa hai người được lồng ghép khéo léo trong mạch truyện, cũng phần nào nói lên thực trạng hôn nhân trong xã hội hiện đại Nhật Bản.

Don phuong anh 2

Nhà văn Higashino Keigo. Ảnh: Takoyaki.

Tình bạn tuổi thanh xuân và trách nhiệm suốt cuộc đời

Ngoài yếu tố trinh thám và vấn đề về giới, Đơn phương còn có điểm sáng là câu chuyện tình bạn giữa nhóm bạn thời đại học. Họ là những người chơi chung đội bóng bầu dục, chia sẻ quãng thanh xuân cùng nhau, từng là một phần của nhau.

Mười năm sau khi ra trường, tuy ít gặp gỡ, khi có thành viên xảy ra chuyện, mọi người sẵn sàng làm nhiều thứ, theo cách của mình, để bảo vệ bạn, chia sẻ cùng bạn, theo cái cách ít tổn thương đến bạn nhất.

Tình bạn không phải thứ cậu có thể dễ dàng cắt đứt như thế, cũng không phải thứ cậu có thể tuỳ ý cắt đứt hay hàn gắn tuỳ thuộc hoàn cảnh của mình. Tớ sẽ không để cậu chạy trốn chỉ vì cảm thấy mối quan hệ ấy đầy rẫy phiền phức đâu".

Qua đó, người đọc thấy được thông điệp ẩn sau án mạng và những cuộc phẫu thuật chuyển giới đau đớn: Cuộc sống luôn muôn màu muôn vẻ và không có gì là tuyệt đối. Vậy, tại sao không cởi mở suy nghĩ và rộng lòng trân trọng yêu thương tất cả thứ thuộc về con người?

"Tại sao rất nhiều người lại bị hạn chế trong sự phân chia nhiễm sắc thể giới tính? Tại sao họ không thể nghĩ rằng dù có là XX, XY hay một loại gì đó khác, bản chất con người vẫn không có gì thay đổi?".

Một cuốn trinh thám chỉ toàn kẻ xấu

“Tên của trò chơi là bắt cóc” của Keigo chứa rất nhiều chữ “không”: Không cảnh sát, không thám tử, không anh hùng, không công lý.

Lê Thượng Nhã

Bạn có thể quan tâm