Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một cuốn trinh thám chỉ toàn kẻ xấu

“Tên của trò chơi là bắt cóc” của Keigo chứa rất nhiều chữ “không”: Không cảnh sát, không thám tử, không anh hùng, không công lý.

Hãy tưởng tượng, bạn đọc một cuốn sách và cuối cùng ghét tất cả các nhân vật.

Nhân vật chính Sakuma làm việc tại một công ty games và quảng cáo. Anh ta đối xử với tình yêu, công việc, gia đình… đều như đang trong một trò chơi mà anh ta luôn ở vai người chiến thắng.

Khi ý tưởng một dự án của anh ta bị khách hàng gạt bỏ vì “không đủ hay”, Sakuma cảm thấy bị coi thường và quyết định trả thù. Trả thù là trò chơi hấp dẫn và Sakuma là người chơi tận tâm.

Ten cua tro choi la bat coc anh 1

Tên của trò chơi là bắt cóc do Skybooks liên kết NXB Phụ nữ xuất bản năm 2019, dịch giả Đỗ Phan Thu Hà.

Anh ta tình cờ gặp cô con gái bất mãn của vị khách hàng quyền lực trong khi đi ngang qua dinh thự đồ sộ của mình. Hai người họ lập ra kế hoạch bắt cóc phức tạp để mang lại lợi ích cho cả hai. Từ đó trở đi, mọi thứ trở nên ly kỳ và ngoắt ngoéo.

Sau nhiều khúc twist, độc giả tiến tới một trận chung kết đáng ngạc nhiên với những games thủ xuất sắc. Nói đúng hơn, chính Higashino Keigo là người chơi kỳ tài, đưa độc giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Cuốn sách này nói về cuộc chiến trí tuệ giữa hai người rất thông minh, có thể coi như kỳ phùng địch thủ. Các nhân vật đều là người xấu, làm những điều xấu, không mảy may hối hận. Sakuma là người tự tin kiêu ngạo và bên kia Katsuragi quyền lực, mưu mô.

Không có anh hùng thám tử, không có công lý. Bất cứ người thông minh nào đều có thể trở thành nạn nhân, bởi sự khéo léo của chính mình.

Vì được viết từ 2002, cuốn sách có một số “lỗ hổng” về công nghệ. Chẳng hạn, việc dùng điện thoại di động, dù giấu sim cũng không thể nào “vô hình” trước sự dò tìm của cảnh sát.

Tuy nhiên, câu chuyện ly kỳ này cũng rất đáng đọc trong thể loại trinh thám, dù mặt khác, nếu so sánh với những cuốn sách nổi tiếng của chính Keigo Higashino, nó sẽ bị bỏ lại phía sau một chút.

Có một triết lý rất đáng nhớ về mặt nạ của Sakuma, đề cập cách thức con người tồn tại giữa những trò chơi của số phận, như game mang tên Mặt nạ thanh xuân mà chính anh ta sáng tạo ra: “Tùy theo tình cảnh, mọi người đều mang những chiếc mặt nạ tương ứng. Tuyệt đối không được làm chuyện gì khiến mặt nạ của họ có nguy cơ bị tháo xuống”.

Ten cua tro choi la bat coc anh 2

“Thế giới này là một trò chơi, trong đó chúng ta thi xem chiếc mặt nạ mình mang phù hợp hoàn cảnh đến mức độ nào” - Keigo viết trong Tên của trò chơi là bắt cóc.

Điều này làm độc giả không thể không nhớ tới những chiếc mặt nạ Noh của kịch truyền thống Nhật Bản.

“Thế giới này là một trò chơi, trong đó chúng ta thi xem chiếc mặt nạ mình mang phù hợp với hoàn cảnh đến mức độ nào”.

‘Khi ta mơ quá lâu’, phải làm gì khi mình lạc lối?

Tiểu thuyết đầu tiên của văn chương Singapore là cuộc tự vấn của người đàn ông trước những ngã rẽ cuộc đời. Gần 50 năm sau, nhiều người trẻ vẫn thấy bóng dáng mình trong tác phẩm.

Lê Thượng Nhã

Bạn có thể quan tâm