Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không cần đầu K+, người hâm mộ vẫn có thể xem NH Anh

Nếu phương án “phát chéo nội dung của nhau” do ban điều hành đàm phán mua bản quyền truyền hình bóng đá Anh (EPL) được ủng hộ, các thuê bao không dùng đầu K+ vẫn có thể xem các trận cầu EPL nhưng phải đóng tiền trực tiếp cho K+.

Không cần đầu K+, người hâm mộ vẫn có thể xem NH Anh

Nếu phương án “phát chéo nội dung của nhau” do ban điều hành đàm phán mua bản quyền truyền hình bóng đá Anh (EPL) được ủng hộ, các thuê bao không dùng đầu K+ vẫn có thể xem các trận cầu EPL nhưng phải đóng tiền trực tiếp cho K+.

4/5 thành viên của ban điều hành đàm phán mua bản quyền truyền hình bóng đá Anh giai đoạn 2013-2016 vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) đề xuất học theo cách xử lý của Singapore. Tại Singapore, cuộc đấu của SingTel với StarHub cũng bị đánh giá là tạo điều kiện cho EPL tăng giá chóng mặt. Và giờ đây, Chính phủ Singapore đã phải ra tay bằng luật “phát chéo nội dung của nhau”: thuê bao của StarHub có thể xem EPL bằng đầu thu StarHub của mình chứ không phải mua mới của SingTel. Các thuê bao này sẽ trả phí xem EPL trực tiếp cho SingTel.

SingTel và StarHub phải chia sẻ miếng bánh phát sóng NH Anh.

Ngày 7/5, bốn trong năm thành viên của ban điều hành đàm phán mua bản quyền truyền hình EPL gồm ông Lê Đình Cường - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền VN và cũng là phó ban điều hành, ông Vũ Quang Huy - đại diện VTC, bà Trần Thị Minh Đức - đại diện Viettel và ông Nguyễn Thế Phương - đại diện AVG - đã đồng ký tên vào một văn bản gửi đến Bộ TT&TT. Văn bản này mang hai nội dung chính:

1- Phản ứng VTV (vì vậy văn bản không có đại diện của VTV, cũng là trưởng ban điều hành đàm phán).

2- Đề xuất một phương án giải quyết sự rối rắm trong vấn đề bản quyền truyền hình EPL tại VN.

Trách nhiệm thuộc về VTV

Văn bản nêu trên đã nhắc lại chỉ đạo của Bộ TT&TT về việc thành lập ban điều hành đàm phán EPL gồm năm thành viên do ông Nguyễn Thành Lương - phó tổng giám đốc VTV - làm trưởng ban.

Tại cuộc họp đầu tiên của ban này vào ngày 27/2, các thành viên thống nhất với nhau hai quan điểm:

1- Chỉ mua bản quyền EPL với giá hợp lý, không cao hơn giá ba mùa giải trước quá 20%.

2- Không chấp nhận một đơn vị truyền hình trả tiền nào được độc quyền EPL tại VN.

Trong trường hợp VSTV (công ty liên doanh của VTV và Canal Plus) mua độc quyền thông qua đối tác nước ngoài, VTV phải sử dụng quyền phủ quyết của đơn vị góp 51% vốn vào liên doanh để ngăn chặn tình trạng độc quyền này.

Nhưng cuối cùng, Canal Plus đã mua bản quyền với mức giá 40 triệu USD và nhượng lại cho VSTV. Trước sự phản ứng của các đơn vị truyền hình trả tiền khác, VTV đã trưng ra một văn bản của IMG (đơn vị mua trực tiếp từ gốc và bán lại cho Canal Plus) trả lời không chấp nhận cho VSTV chia sẻ bản quyền với bất cứ ai. Với văn bản của IMG, VTV cho rằng mình đã nỗ lực nhưng bất khả kháng vì đây là quy định từ nước ngoài?.

Không thỏa mãn với cách trả lời đó, 4/5 thành viên của ban điều hành đã viện dẫn Luật doanh nghiệp để khẳng định rằng mọi giao dịch của VSTV và Canal Plus phải được thông qua và được VTV chấp thuận. Dựa vào những diễn biến thực tế và Luật doanh nghiệp, 4/5 thành viên của ban điều hành đàm phán cho rằng VTV hoặc đã không trung thực hoặc đã cố tình làm trái chỉ đạo của Bộ TT&TT và đề nghị bộ phải xem xét xử lý.

Nếu phương án "phát chéo nội dung của nhau" thành hiện thực, người hâm mộ vẫn phải mất khoản tiền lớn để trả thuê bao K+ (nếu muốn xem tất cả các trận, số tiền bỏ ra sẽ không dưới 3 triệu đồng/ năm như các mùa giải vừa qua).


Nên phát chéo nội dung như Singapore

Ngày 25/4/2013, tờ Strait Times của Singapore đưa tin: “Singapore đã ban hành luật Cross Carriage Measure (yêu cầu phát chéo nội dung của nhau) áp dụng đối với các đài truyền hình trả tiền. Mục đích của luật này là để hạn chế các hãng truyền hình trả tiền sử dụng việc độc quyền (đặc biệt là độc quyền nội dung thể thao) để phát triển thuê bao. Cụ thể luật này như sau: thuê bao của hãng truyền hình A có thể đăng ký một gói/kênh/nội dung nào đó của hãng B và hãng B phải cho phép. Tất nhiên thuê bao này vẫn phải trả tiền cho hãng B. Cụ thể vào trường hợp SingTel và StarHub - hai hãng truyền hình trả tiền lớn của Singapore, thuê bao của StarHub có thể xem EPL bằng đầu thu StarHub của mình chứ không phải mua mới của SingTel. Các thuê bao này sẽ trả phí xem EPL trực tiếp cho SingTel”.

Cách làm này đã được Singapore thử nghiệm hồi Euro 2012 và nay luật đã chính thức được ban hành.

4/5 thành viên của ban điều hành đàm phán cho biết họ đã liên lạc với Cơ quan quản lý truyền thông Singapore (MDA), được nơi này gửi đầy đủ các thông tin, tài liệu về luật này và sẵn sàng cung cấp cho Bộ TT&TT tham khảo.

Cuối cùng, 4/5 thành viên của ban điều hành đàm phán mua bản quyền EPL kiến nghị Bộ TT&TT yêu cầu VTV sử dụng quyền phủ quyết để buộc VSTV không được nhận chuyển nhượng bản quyền EPL trên lãnh thổ VN từ Canal Plus hoặc buộc VSTV chia sẻ bản quyền EPL với các đơn vị truyền hình trả tiền khác theo cách phát chéo nội dung của nhau như Singapore đã áp dụng.

Hai phương án thu tiền

4/5 thành viên ban điều hành đàm phán mua bản quyền EPL đề xuất hai phương án thu tiền cho VTV, VSTV như sau:

1- Giá thuê bao/tháng cho gói các kênh phát sóng EPL tối đa là 100.000 đồng áp dụng thống nhất với thuê bao cho VTV, VSTV sở hữu, cũng như thuê bao của các đơn vị khác. VTV, VSTV không phải trả bất cứ chi phí nào cho các đơn vị khác về truyền dẫn phát sóng, phí thuê bao thu về được phân chia theo tỉ lệ thỏa thuận.

2- VTV, VSTV bán bản quyền EPL cho các đơn vị có nhu cầu với giá bản quyền phụ thuộc vào tỉ lệ giữa số lượng thuê bao của mỗi đơn vị mua trên tổng số lượng thuê bao của các đơn vị mua bản quyền. Với phương án này, các đơn vị tự ấn định giá thuê bao.

Hà Thanh

Theo Infonet

Hà Thanh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm