Thành công bước đầu của cô Tuyết minh chứng cho tiềm năng kinh doanh trà sữa trong bối cảnh hiện tại, thậm chí hoàn toàn khả thi ngay cả ở những khu vực miền núi và tỉnh lẻ.
Từ chủ quán karaoke thành bà chủ trà sữa
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, cùng chồng lập nghiệp tại Bắc Hà - Lào Cai vào năm 2011, trước khi mở cửa hàng nhượng quyền trà sữa, cô Tuyết đã thử kinh doanh nhiều mặt hàng song đều thất bại. Gần nhất, cô mở quán karaoke nhưng thu nhập bấp bênh.
Cô Tuyết chuyển đổi từ mô hình kinh doanh karaoke sang kinh doanh trà sữa. |
Mọi chuyện thay đổi kể từ khi cô chuyển qua kinh doanh cửa hàng trà sữa. Quán trà sữa Pozaa Tea cô mở tại Lào Cai hồi tháng 5 thu hút đông đảo khách hàng từ trẻ em đến người lớn, doanh thu ổn định khoảng 3-4 triệu đồng/ngày chỉ sau 4 tháng khai trương. Đây là con số ấn tượng so với mức thu nhập trung bình của người lao động Lào Cai và vượt xa doanh thu quán karaoke cô mở trước đây.
Gần 60 tuổi, việc cô Tuyết mở cửa hàng trà sữa khiến ai cũng ngạc nhiên, đặc biệt là chồng cô. Nói về quyết định này, cô Tuyết cho biết: “Khi tôi nói muốn đóng quán karaoke và mở cửa hàng trà sữa, các con ủng hộ nhưng chồng lại gạt đi, bảo tôi có tuổi rồi, buôn bán gì nữa cho mệt. Nhưng tuổi tác đâu quan trọng, tôi làm thứ mình thích và có thể ra tiền là được. Mình có tuổi nhưng ‘máu’ lắm, chồng muốn cản cũng chẳng được”.
Khi được hỏi tại sao chọn trà sữa thay vì mở quán cà phê, cô Tuyết nhiệt tình chia sẻ: “Tôi thấy trà sữa nổi, dưới Hà Nội bán ầm ầm mà trên Lào Cai tìm quán trà sữa tử tế lại không có, toàn kiểu nhà tự làm, nguyên liệu nguồn gốc không đảm bảo. Mình đánh liều mở một quán ra trò, thua lỗ thì con cháu mình cũng được thưởng thức đồ uống ngon”.
Lặn lội xuống Hà Nội tìm đối tác
Vốn là người làm ăn buôn bán, từng thất bại cơ số lần, cô Tuyết hiểu mấu chốt quyết định thành công vẫn ở chất lượng sản phẩm. Với trà sữa, sạch và ngon là tiêu chí hàng đầu, nhưng cái “sạch”, “ngon” phải tự mình kiểm chứng thì mới có thể truyền tải đến khách hàng được.
Khách hàng thích thú với trà sữa Pozaa Tea. |
Suy nghĩ như vậy, cô lặn lội xuống Hà Nội thăm con và dành 3 ngày trải nghiệm các quán trà sữa được đánh giá cao. Sau hơn 2 tuần cân nhắc, kết hợp tìm hiểu chi phí, chính sách nhượng quyền, cô chọn Pozaa Tea.
Cô Tuyết tâm sự: “Tôi uống thử thì ưng vị Pozaa Tea lắm, các em cũng rất thích. Chính sách nhượng quyền của họ rõ ràng, hơn nữa được hỗ trợ gần như từ A đến Z nên đỡ vất vả. Tất nhiên, giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu thì đều đảm bảo rồi”.
Bắt đầu ký nhượng quyền tháng 4, đến tháng 5, quán trà sữa Pozaa Tea của cô Tuyết đã sẵn sàng khai trương tại Bắc Hà, Lào Cai. Điều này chứng tỏ đội ngũ Pozaa Tea đã làm tốt việc hỗ trợ xây dựng cửa hàng và chuyển giao công thức, quy trình hoạt động. Đến nay, doanh số cửa hàng ổn định khoảng 100 cốc mỗi ngày.
Chia sẻ bí quyết để bắt đầu kinh doanh trà sữa, cô Tuyết cho biết: “Già trẻ trai gái ai cũng có thể kinh doanh, nhượng quyền trà sữa lại càng nhàn vì được thương hiệu hỗ trợ. Nhưng chính sách hỗ trợ đại lý của các thương hiệu không giống nhau, nên cứ lựa chọn thương hiệu có chính sách rõ ràng, cam kết hỗ trợ đầy đủ là an toàn nhất. Sợ nhất mấy thương hiệu nhượng quyền ồ ạt, gần trăm cửa hàng thì đội ngũ không chăm sóc kịp thường dễ bỏ rơi đại lý”.
Cửa hàng trà sữa của cô Tuyết ngày khai trương. |
Như vậy, để bắt đầu kinh doanh trà sữa, cách nhanh và dễ dàng là đăng ký nhượng quyền. Nhưng để thành công, mấu chốt phụ thuộc vào đơn vị nhượng quyền: chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, quy trình bàn giao, chính sách hỗ trợ.
Đầu năm 2018, Pozaa Tea - thương hiệu trà sữa chuẩn vị Đài Loan - chính thức thực hiện nhượng quyền. Với tổng đầu tư 300 triệu đồng, các đối tác có thể bắt đầu kinh doanh và trở thành đại lý nhượng quyền của trà sữa Pozaa. Độc giả xem chi tiết về cách thức nhượng quyền tại đây.