Sách tranh ngày nay thường có 32 trang màu minh họa, với rất ít từ trên mỗi trang. Một lý do cho điều này là định dạng đó cho phép nhà xuất bản in toàn bộ cuốn sách bằng màu trên một tờ giấy rất lớn, đắt tiền, chất lượng cao, thường là giấy bóng (và sau đó cắt nó ra thành 2, 4, 8, 16 trang và lắp ráp thành cuốn sách). Nếu số lượng trang tăng lên thì cuốn sách sẽ đắt tiền hơn nhiều. Và do đó, định dạng này đã trở thành tiêu chuẩn của sách tranh cao cấp từ giữa thế kỷ 20.
Còn đối với loại tiểu thuyết/sách chương dành cho trẻ em được in theo cách thông thường, chúng được in trên giấy bột gỗ mờ và có giá rẻ. Do đó, chúng thường chỉ có một số ít hình ảnh đen trắng, thậm chí không có hình ảnh nào cả. Về độ dài, chúng thường dài hơn nhiều, khoảng trên 100 trang.
Hậu quả tình cờ của công nghệ
Trong khi cả cha mẹ và các em nhỏ đều không yêu cầu về sự phân chia kỳ lạ này, thì thực trạng trên đơn giản là hậu quả ngẫu nhiên từ sự phát triển chậm máy in màu từ thế kỷ 19. Dù hiện tại đã có các loại máy in hiện đại hơn, việc in sách dài hơn, có minh họa đầy đủ đã dễ dàng hơn và rẻ hơn, nhưng sự phân chia rõ rệt giữa sách tranh và sách chữ từ lâu đã ăn sâu vào cả quy trình kinh doanh và thậm chí vào cả thói quen của các công ty xuất bản.
Khi một nhà xuất bản phát triển đến một quy mô nhất định, bộ phận xuất bản dành cho trẻ em của họ luôn được chia nhỏ thành sách tranh và một bộ phận xuất bản hoàn toàn riêng biệt, với các biên tập viên khác nhau, chủ yếu xuất bản những cuốn sách dài hơn, có ít hoặc không có hình ảnh, dành cho trẻ lớn hơn.
Khoảng cách chỉ bắt đầu thu hẹp một chút trong những thập kỷ gần đây, với những cuốn sách như loạt truyện Amelia Fang của Laura Ellen Anderson, truyện về Dave Pigeon của Swapna Haddow và Sheena Dempsey, sách Indigo Wilde của Pippa Curnick hay truyện Toto the Ninja Cat của Dermot O’Leary và Nick East. Một số tác phẩm trong số trên có khoảng 7.000 từ và được minh họa khá nhiều.
Tuy nhiên, dù đã có một số tác phẩm dần có nhiều chữ hơn, thì khoảng cách giữa hai thể loại sách này vẫn tồn tại và phần nào khiến trẻ em khó khăn hơn khi đọc. Các em được kỳ vọng sẽ trơn tru chuyển từ những cuốn sách minh họa có rất ít từ sang những cuốn sách dài hơn nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi trẻ em phải vật lộn để thực hiện quá trình chuyển đổi đó.
Cây cầu nối đang được xây
Julian Gough, tác giả của các tiểu thuyết viết cho người lớn, đã nhận ra điều này khi viết cuốn sách thiếu nhi đầu tiên dành cho con gái. Bà đã sử dụng cả hình ảnh và chữ, với số lượng 2.500 hoặc 3.000 từ. Và đó là vùng chết trong xuất bản sách thiếu nhi. Khi gửi cuốn sách này, có tên là Rabbit’s Bad Habits, bà nhận được nhiều phản hồi giống nhau là cần phải sửa lại nó, nhiều chữ hơn hoặc bớt chữ đi, để phù hợp với định dạng hiện tại của họ.
Cho rằng việc cắt xuống 500 từ sẽ khiến câu chuyện bị đơn giản hóa quá mức, còn phiên bản 10.000 hoặc 20.000 từ sẽ làm loãng câu chuyện, Gough kiên quyết với tác phẩm gốc của mình. Và bà phải trả giá bằng việc mất hơn hai năm để tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Hodder Children’s Books (trực thuộc Hachette), cuối cùng đã đồng ý xuất bản khi người biên tập nhận ra rằng hiện tại có một khoảng cách lớn giữa sách tranh và sách chữ. Rabbit’s Bad Habits được xuất bản vào năm 2016.
Câu chuyện này có một kết thúc có hậu khi Rabbit’s Bad Habits hiện được xuất bản bằng 37 ngôn ngữ và đã giành được một số giải thưởng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Sau thành công của cuốn sách đầu, Gough tiếp tục viết thêm năm cuốn sách Rabbit & Bear. Tất cả đều dài 100 trang và đều được minh họa đầy đủ. Số chữ của các cuốn sách về sau dần nhiều hơn để độc giả nhí tăng cường khả năng đọc. Cuốn sách cuối This Lake is Fake! hiện có tới 5.000 từ.
Khoảng trống lớn trong ngành sách thiếu nhi cũng ngày càng được quan tâm khi đang có thêm nhiều cuốn sách có nội dung phức tạp hơn nhưng vẫn được minh họa đầy đủ để trẻ em từ năm, sáu, bảy và tám tuổi đang được viết và xuất bản. Tiểu thuyết đồ họa cũng đang giúp lấp đầy khoảng trống. Ví dụ, cuốn Dogman, rất hài hước và siêu thực của Dav Pilkey là một minh chứng rất thành công.
Trong khi các tác phẩm như Dogman hay Rabbit’s Bad Habits chưa có nhiều, thì một cây cầu đang được xây dựng và gia cố với nỗ lực của nhiều tác giả và họa sĩ. Với những gia đình và em nhỏ đang phải vật lộn để thoát khỏi thế giới 32 trang của những cuốn sách tranh, giờ đây, họ đã có một lối thoát.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
Tương lai của sách thiếu nhi là song ngữ
Ba nhà xuất bản sách thiếu nhi Lil’ Libros, Bitty Bao và Gloo Books nhận thấy một sự phát triển đáng kể về sách thiếu nhi song ngữ, theo Publishers Weekly.
Những cuốn sách thiếu nhi từng bị cấm được chuyển thể thành phim
Nhiều tác phẩm thiếu nhi từng bị chỉ trích, bị cấm phát hành nhưng lại gặt hái thành công lớn khi lên phim, theo Filmhounds.
Thế khó của 'người khổng lồ' dòng sách thiếu nhi
Thiếu linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn và nạn sách lậu là những khó khăn mà Nhà xuất bản Kim Đồng đã phải đối diện nhiều năm nay.