Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoai tây nghi nhiễm độc vẫn ùn ùn kéo về Hà Nội

Dù khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16 lần cho phép, nhưng tại các chợ đầu mối, lượng hàng được nhập khẩu vẫn rất lớn, trong khi người dùng khó phân biệt với hàng nội.

Khoai tây nghi nhiễm độc vẫn ùn ùn kéo về Hà Nội

Dù khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16 lần cho phép, nhưng tại các chợ đầu mối, lượng hàng được nhập khẩu vẫn rất lớn, trong khi người dùng khó phân biệt với hàng nội.

Một chủ xe tên Tâm chuyên đánh buôn mặt hàng khoai tây từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về đổ buôn tại chợ đầu mối Long Biên cho biết, ở chợ này hàng bán phần lớn là khoai tây nhập từ Trung Quốc, khoai tây trong nước rất ít bởi giá thành cao, khó bán, lại chỉ có nhiều vào mùa lạnh.

“Tại khu vực ngoài cổng chợ, đêm nào cũng có tới 5 – 7 xe chở hàng từ cửa khẩu về chợ đổ buôn, trong đó, mỗi xe thường chở hàng chục tấn hàng”, anh Tâm nói.

 
Khoai tây Trung Quốc ùn ùn về chợ như vậy là do giá nhập khá rẻ.

Khoai tây Trung Quốc ùn ùn về chợ như vậy là do giá nhập khá rẻ. Tại cửa khẩu, giá mỗi kg khoai tây chỉ ở khoảng 3.700 đồng. Nếu tính cả giá tiền cước vận chuyển chiều đi chiều về, tiền thuê bốc dỡ, tiền phí phát sinh từ cửa khẩu về tới chợ… mỗi chuyến hàng mất thêm 5 triệu đồng. Từ đó có thể tính ra giá thành khoai tây vào khoảng 4.200 đồng/kg. “Với giá nhập như thế này thì chỉ bằng 1/4 giá thành khoai tây Đà Lạt nhập tại gốc”.

Theo đại diện của ban quản lý chợ đầu mối Long Biên, số lượng mặt hàng khoai tây Trung Quốc về chợ mỗi ngày bao nhiêu thì không thể nắm được cụ thể bởi hầu hết các xe chở khoai tây đổ buôn cho các chủ sạp không vào chợ, họ chủ yếu đỗ xe phía ngoài khu vực chợ và đổ buôn hàng luôn ở đó.

Tuy nhiên, vị đại diện này cũng cho hay, mặt hàng khoai tây trong nước chỉ có vào mùa lạnh, mùa nóng hầu như là khoai tây Trung quốc nhiều. Hiện tại, ở chợ Long Biên có khoảng hơn 20 hộ kinh doanh buôn bán khoai tây.

Về chợ lẻ… thành hàng trong nước

Theo ghi nhận, tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, khoai tây Trung Quốc được bày bán tràn lan với giá bán buôn, bán sỉ dao động ở mức 8.000 – 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, về đến các chợ lẻ, khoai tây Trung Quốc đã biến thành khoai tây Đà Lạt thông qua những lời quảng cáo của tiểu thương.

Anh Trần Văn Thắng, đầu mối chuyên bán buôn, bán sỉ khoai tây tại chợ Long Biên cho biết, lượng khoai tây Trung Quốc về chợ mỗi đêm vẫn không hề giảm đi mặc dù có thông tin khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần mức cho phép.

Dạo qua các chợ như Nghĩa Tân, Đồng Xa, Cổ Nhuế… hỏi mua khoai tây, tiểu thương tại các chợ này luôn miệng khẳng định là khoai tây trong nước, hàng nhập từ Đà Lạt, giá rẻ… với giá bán ở khoảng 18.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại, tuyệt nhiên không thấy một tiểu thương nào thừa nhận khoai tây ở chợ là hàng Trung Quốc.

 

Tại chợ Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), khi hỏi cách phân biệt khoai tây Trung Quốc với khoai tây trong nước, chị Trần Thị Hà tiểu thương bán khoai tây chợ này khẳng định: “Ở chợ làm gì có khoai tây Trung Quốc mà chị hỏi cách phân biệt chứ, hàng chúng tôi bán chỉ toàn hàng nhập từ Đà Lạt thôi”.

Trong khi đó, theo đại diện của một siêu thị lớn tại Hà Nội cho biết, khoai tây hồng Đà Lạt chưa bao giờ có giá rẻ ở mức dưới 25.000 đồng/kg như ngoài chợ. Thời điểm hiện tại, khoai tây hồng Đà Lạt có giá bán ở siêu thị lên tới gần 50.000 đồng/kg.

Trước tình trạng khoai tây Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan dưới mác khoai tây Đà Lạt khiến không ít người tiêu dùng hoang mang. Một thực tế cho thấy, đa phần người tiêu dùng hiện nay không thể phân biệt được khoai tây trong nước với khoai tây Trung Quốc, nhất là khi người bán dùng đủ các chiêu trò để “mặc áo” cho khoai tây Trung Quốc.

Việc nhập khẩu khoai tây Trung Quốc được thực hiện qua cửa khẩu Lào Cai, Tân Thanh (Lạng Sơn) và cảng biển Sài Gòn. Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể lượng khoai tây nhập về từ đầu năm đến nay, nhưng theo nhận định của Cục bảo Vệ thực vật, khoai tây và cà rốt là hai mặt hàng được nhập nhiều nhất từ Trung Quốc trong các nhóm hàng rau, củ, quả tươi.

Khoai tây Trung Quốc được xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hay ít hoàn toàn do cơ chế thị trường, yếu tố giá cả chi phối và quyết định. Tại Trung Quốc, mùa khoai tây kéo dài đến hết tháng 4 hàng năm, trong khi, tại Việt Nam, khoai tây chỉ được trồng vào vụ Đông. Lượng khoai tây Đà Lạt lại ít, không đủ cung cấp cho thị trường cả nước, và chỉ có từ tháng 12 đến hết tháng 5 chứ không thể có quanh năm. Khi khoai tây Trung Quốc được nhuộm đỏ bằng đất Đà Lạt thì người tiêu dùng thông thường rất khó phân biệt khoai Đà Lạt thật và khoai Trung Quốc giả đội lốt.

Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm