Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó tuyển nữ trợ lý ngôn ngữ cho HLV Park Hang-seo

Hai cựu trợ lý ngôn ngữ của HLV Park Hang-seo đã có những chia sẻ về quá trình công tác mà không phải đồng nghiệp nữ nào cũng làm được trên ĐTQG Việt Nam.

Trong hơn một năm làm việc với bóng đá Việt Nam của HLV Park Hang-seo, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phải liên tục tuyển vị trí trợ lý ngôn ngữ tiếng Hàn. Công việc vất vả, thời gian lại không cố định, chưa kể cường độ và áp lực khi vào giải đấu rất cao.

Đáng chú ý là VFF yêu cầu tuyển nam phiên dịch tiếng Hàn. Mỗi khi thông báo tuyển dụng được phát ra, không ít CĐV nữ, những người ham mê bóng đá và học tiếng Hàn đều có chút gì đó tiếc nuối. Họ không có cơ hội làm việc với HLV Park Hang-seo và tiếp xúc với các tuyển thủ Việt Nam.

Tro ly Park Hang Seo,  Park Hang Seo,  tro ly ngon ngu,  DTQG Viet Nam,  Le Huy Khoa,  Phan Duy Tuan,  Viet Nam,  AFF Cup,  U23 chau A,  phu nu,  8 thang 3,  8/3 anh 1
VFF liên tục phải tuyển trợ lý ngôn ngữ cho ông Park Hang-seo và đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.

2/3 số người học tiếng Hàn là nữ giới

Đến nay đã có ít nhất 5 trợ lý ngôn ngữ làm việc cùng HLV Park Hang-seo từ tháng 10/2017. Trong số này có 2 người Việt Nam phiên dịch tiếng Hàn và 2 người Hàn Quốc phiên dịch tiếng Việt và một người Hàn phiên dịch tiếng Anh. Họ có điểm chung đều là nam giới.

Ông Lê Huy Khoa, cựu trợ lý ngôn ngữ của ông Park cho rằng: “Nghề phiên dịch vốn đã có đặc thù, nay lại là trong lĩnh vực bóng đá thì còn khó tuyển hơn nên VFF tuyển chọn kỹ càng cũng đúng. Khi tuyển nam phiên dịch tiếng Hàn là đã loại bỏ 2/3 số ứng viên vì nữ giới học tiếng Hàn nhiều hơn nam giới”.

HLV Park Hang-seo làm việc với ông Khoa ở VCK U23 châu Á vào tháng 1/2018 và ASIAD vào tháng 8/2018. Công việc có tính thời điểm và không ổn định cũng như kéo dài liên tục. Trong khi đó theo ông Khoa, đa số người học ngành ngôn ngữ Hàn thường làm cố định và có vị trí ổn định cũng như mức thu nhập tương xứng.

Một điều chưa kể nữa là ngôn ngữ bóng đá rất đặc biệt mà điều này thì 2/3 số nữ giới học tiếng Hàn sẽ gặp hạn chế. “Ông Park là người cẩn thận nên khi dịch cũng phải dịch cặn kẽ, chi tiết và chính xác. Hơn hết là phải biết các thuật ngữ chuyên môn để dịch cho chuẩn, qua đó giúp cầu thủ xác định được ý đồ của HLV”, ông Lê Huy Khoa nhấn mạnh vào điểm này khi so sánh.

Tro ly Park Hang Seo,  Park Hang Seo,  tro ly ngon ngu,  DTQG Viet Nam,  Le Huy Khoa,  Phan Duy Tuan,  Viet Nam,  AFF Cup,  U23 chau A,  phu nu,  8 thang 3,  8/3 anh 2
Trợ lý ngôn ngữ trong bóng đá thường là nam giới. Ảnh: Minh Chiến.

Mỗi lần tuyển dụng, VFF thường mất rất nhiều thời gian để phỏng vấn cho ông Park “chọn mặt gửi vàng”. Thông thường, họ sẽ nhờ người trong ngành giới thiệu trước khi đăng tuyển. Ngoài chuyện là nam giới dưới 50 tuổi có sức khỏe tốt, thì ứng viên phải làm việc toàn bộ thời gian ở VFF, chịu áp lực cao.

Những điều tế nhị khó nói

Công việc của một trợ lý ngôn ngữ không chỉ yêu cầu khả năng dịch và dịch mọi lúc mọi nơi, mà còn cần một sức khỏe dẻo dai và tinh thần bền bỉ. Họ phải theo sát các hoạt động của ban huấn luyện và cầu thủ. Những cuộc họp bất thường, những lúc cần làm việc khuya là điều khó tránh khỏi.

Anh Phan Huy Tuấn, người đồng hành với ông Park Hang-seo ở AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019 nói: “Làm việc ở đội tuyển thì thường xuyên phải dầm mưa, dãi nắng. Yêu cầu sức khỏe là yếu tố bắt buộc. Cũng giống như cầu thủ, không có thể lực tốt thì khó đảm bảo theo kịp công việc”.

Tro ly Park Hang Seo,  Park Hang Seo,  tro ly ngon ngu,  DTQG Viet Nam,  Le Huy Khoa,  Phan Duy Tuan,  Viet Nam,  AFF Cup,  U23 chau A,  phu nu,  8 thang 3,  8/3 anh 3
Công việc phiên dịch đòi hỏi nhiều yếu tố khác bên cạnh chuyên môn ngôn ngữ. Ảnh: Minh Chiến.

Vị giảng viên tiếng Hàn cho hay phụ nữ có những giai đoạn sinh lý và tiếp xúc trong môi trường nam giới cũng rất tế nhị. Khu vực mà theo anh Duy Tuấn là nhạy cảm nhất đó chính là phòng thay đồ. Ở đó việc phiên dịch luôn diễn ra trong bối cảnh các cầu thủ cảm thấy thoải mái nhất trước và sau trận đấu.

Theo ghi nhận qua các đời huấn luyện ngoại ở cấp CLB và ĐTQG thì chưa từng có nữ phiên dịch nào làm việc. Công việc đặc thù nên đòi hỏi cũng khác biệt. Nữ phiên dịch gần như không có cơ hội làm việc ở các chiến dịch lớn của bóng đá Việt Nam, ngoại trừ một số sự kiện nhỏ, ngắn diễn ra trong ngày.

Được làm việc cùng HLV Park Hang-seo vốn dĩ là cơ hội để các trợ lý ngôn ngữ làm quen và thắt chặt mối quan hệ với các tuyển thủ. Sau những thành công vang dội, những Duy Mạnh, Công Phượng, Văn Đức và đồng đội là những người rất được khán giả mến mộ, đặc biệt là cánh phụ nữ.

VFF vẫn đang tiếp tục làm việc để tìm người phù hợp nhất cho vị trí trợ lý ngôn ngữ của ông Park Hang-seo. Tổng thư ký Lê Hoài Anh cho biết VFF đã tìm ra người đảm nhận công việc này. Chắc chắn như yêu cầu ban đầu, trợ lý này vẫn là nam.

Cục diện vòng loại U23 châu Á trở nên khó lường khi Pakistan rút lui

Pakistan không thể tham dự, khiến cục diện tại vòng loại U23 châu Á trở nên khó dự đoán, và thầy trò HLV Park Hang-seo cũng sẽ gặp thêm nhiều khó khăn.

Quang Thịnh

Bạn có thể quan tâm