Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thương hiệu len lỏi vào các MV ca nhạc

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng để sản xuất video âm nhạc, tận dụng từng thước phim để quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Sau 30 năm, Hòa Phát đã có cách làm thương hiệu trở nên trẻ trung, truyền cảm hứng tinh thần “bền bỉ tôi luyện nên chất thép” thông qua MV “Kiềng 3 chân” của Hoàng Thùy Linh.

Tuy nhiên, thực tế trong suốt 4 phút của MV không có một đoạn lời hát nào nhắc tới Hòa Phát hay quảng cáo về các sản phẩm của công ty này. Chỉ có những gam màu sáng bạc và logo Hòa Phát xuất hiện chớp nhoáng. Dù vậy, đó là quá đủ cho một chiến lược sử dụng phương pháp marketing nhúng (product placement) được tận dụng rất khôn khéo.

Lĩnh vực kinh doanh trị giá 23 tỷ USD

Marketing nhúng (product placement) là một hình thức quảng cáo, trong đó công ty sẽ trả tiền cho người sáng tạo nội dung để đặt sản phẩm của mình xuất hiện ở các cảnh quay trong bộ phim, chương trình truyền hình và cả video ca nhạc.

Marketing nhúng thực chất không hề mới và còn rất đa đạng. Ban đầu loại hình marketing này ra đời kể khi máy quay phim được phát minh và xuất hiện chủ yếu trong các bộ phim hoặc chương trình truyền hình.

Tới năm 1982, hình thức tiếp thị này thực sự bắt đầu thành công sau khi bộ phim bom tấn E.T. với cảnh Elliott để lại dấu vết của kẹo Reese’s Pieces để giúp người bạn ngoài hành tinh của mình trốn thoát. Kể từ đó, các bộ phim ăn khách từ Home Alone đến Cast Away đã lồng ghép các thương hiệu vào cốt truyện phim một đầy tinh tế.

Hiện nay, đa phần vị trí của sản phẩm có thương hiệu xuất hiện trong khung hình đều sẽ được đặt mua, chẳng hạn như một nhân vật giàu có sẽ mặc đồ Gucci, đeo túi Hermès, hay là nhân vật phản diện thì sẽ không được dùng iPhone...

tiktok,  marketing nhung,  Hoa Phat anh 1
Nhân vật chính trong phim mới được dùng iPhone. Ảnh minh họa.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng marketing nhúng giúp nâng cao nhận thức của người xem về sản phẩm và kèm theo thái độ tích cực. Từ đó, tăng khả năng mọi người nói về sản phẩm và tìm kiếm chúng trực tuyến hơn.

Mức chi tiêu toàn cầu cho loại hình này cũng đã đạt 23 tỷ USD vào năm 2021, tăng khoảng 14% so với năm 2020. Ngoài ra, các nhà tiếp thị có kế hoạch giảm chi tiêu của họ vào quảng cáo truyền thống, như trên TV và báo in.

Video ca nhạc - “mì ăn liền” mới của marketing nhúng

Không thể phủ nhận rằng marketing nhúng trong các bộ phim, chương trình truyền hình luôn là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu và các hãng cũng phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ.

Ví dụ như trong các chương trình truyền hình thực tế, các nhãn hàng phải trả ít nhất từ 50.000 đến một triệu USD để logo được xuất hiện trên các vật dụng như cốc, áo phông...

Còn trong các bộ phim, mức giá này còn cao hơn rất nhiều. Một chiếc Harley-Davidson được trình chiếu trong một cảnh của phim Marvel đã tiêu tốn khoảng 10 triệu USD. Hay như 7 giây uống bia Heineken của James Bond cũng đã tiêu tốn của hãng bia tới 45 triệu USD.

tiktok,  marketing nhung,  Hoa Phat anh 2

Chỉ 7 giây xuất hiện, Heineken đã phải trả 45 triệu USD cho phim Skyfall. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, phim hay chương trình truyền hình lại mất thời gian rất lâu để có thể sản xuất và lên sóng. Vì vậy, khi các nền tảng phát trực tuyến như YouTube phổ biến hơn, marketing nhúng vào các video ca nhạc đã trở nên bùng nổ và trở thành xu hướng lựa chọn mới, hấp dẫn hơn cho các nhà quảng cáo.

Jake Terrell, Phó chủ tịch phụ trách hợp tác thương hiệu và âm nhạc tại BEN, công ty truyền thông cho những ngôi sao như Doja Cat, Cardi B, cho biết: “Khi bất kỳ thương hiệu nào hiện muốn tạo chiến dịch marketing hướng tới tập khách hàng thế hệ Gen Z hoặc Millennial thì sản xuất MV âm nhạc là điều không cần bàn cãi”.

Terrell thường hướng khách hàng đến với các video ca nhạc khi những thương hiệu đó đang trong một chiến dịch marketing trong thời gian ngắn và số tiền chi ra cũng khiêm tốn hơn. Việc làm một video ca nhạc đơn giản vừa tiết kiệm và các thương hiệu có thể hoàn toàn kiểm soát được nội dung.

Terrell chia sẻ thêm: “Video âm nhạc sẽ là công cụ truyền bá thương hiệu tuyệt vời vì 85% người dùng sẽ xem hết video âm nhạc trên YouTube thay vì phát nó trên nền tảng ngoại tuyến như TV”.

Thị hiếu thay đổi

Các thế hệ Gen Z hay Millennial hiện nay ngày càng ít xem các chương trình truyền hình đi. Và khi xem các video trên các nền tảng trực tuyến, khoảng 90% sẽ bỏ qua các quảng cáo chạy trước khi video bắt đầu.

Chính vì vậy, các nhà quảng cáo đấu tranh để tiếp cận người tiêu dùng, sẽ ngày càng chuyển sang marketing nhúng nhiều hơn, tăng chi tiêu ngân sách quảng cáo để đưa sản phẩm vào nội dung truyền thông mà không thể bị bỏ qua.

Vì vậy, không mấy khó hiểu khi video ca nhạc ngày càng được các thương hiệu để mắt và đầu tư khi nó có độ dài vừa phải, chỉ khoảng 3-4 phút, âm nhạc bắt tai có thể giảm việc tua nhanh và số tiền cần chi ra cũng sẽ phải chẳng so với xuất hiện trong phim ảnh.

Đơn cử như trên nền tảng mạng xã hội âm nhạc TikTok, 88% người dùng trên TikTok cho biết rằng âm nhạc trên nền tảng đóng vai trò quan trọng trong việc trải nghiệm ứng dụng của họ.

Trong báo cáo đầu năm 2022 của TikTok, âm nhạc không chỉ giúp nội dung trên TikTok sống động hơn mà còn kích thích người dùng xem lâu hơn và làm giảm xác suất người dùng bỏ qua nội dung.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhạc không lời có khả năng thúc đẩy khả năng ghi nhớ thương hiệu cao nhất và các thể loại nhạc như R&B, pop và rap có khả năng thúc đẩy mức độ yêu thích thương hiệu tốt nhất.

Thành công từ người đi trước

Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng tại Việt Nam chi mạnh tay để làm những video quảng cao dưới dạng MV ca nhạc để tăng nhận diện thương hiệu.

Từ năm 2017, MV Lạc Trôi của Sơn Tùng kết hợp với Biti’s đã cán mốc 37 triệu lượt view trên YouTube. Doanh số bán hàng của Biti’s Hunter tăng lên 300% sau một tuần và xem là bằng chứng rõ nhất về thành công của xu hướng tiếp thị sản phẩm thông qua music marketing.

Đến năm 2019, chiến dịch “Tiki đi cùng sao Việt” đã trở nên viral trên khắp trang mạng xã hội khi đồng hành cùng nhiều nghệ sĩ Việt đang nổi như Đức Phúc, Min, Chi Pu, K-ICM ft. Jack… Với 29 MV lọt top YouTube trending và có 9 video chiếm vị trí top 1 trong một thời gian dài, giúp thương hiệu của Tiki xuất hiện gần 600 triệu lần trong chư đầy một năm.

Đến Tết Nguyên đán 2020, ca khúc “Đường về nhà” của 2 nam ca sĩ là Justatee và Đen Vâu kết hợp với Honda đã nhanh chóng đứng đầu thịnh hành của YouTube chỉ sau một tuần ra mắt.

Với xu hướng mới này, khả năng các doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục chạy đua sản xuất các video ca nhạc trong tương lai là rất cao và rất đáng mong chờ.

70% doanh nghiệp có thể thắt chặt chi tiêu quảng cáo năm 2023

Ngân sách truyền thông năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái, nhiều hơn đáng kể so với những ước tính trước đây.

Nghĩa của từ gamification khi nói về một xu hướng hiện nay

Gamification thường được ứng dụng trong hoạt động marketing, giáo dục, truyền thông, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp.

Performance marketing - cách kiếm tiền thụ động trực tuyến cho KOL

Tận dụng sức ảnh hưởng để mang về thu nhập hấp dẫn, hình thức kiếm tiền trực tuyến Performance marketing đang thu hút nhiều KOL, influencer Việt Nam.

Bảo Trung

Bạn có thể quan tâm