Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi khoa học viễn tưởng dự đoán chính xác tương lai

Theo trang Bigthink, tác giả Jules Verne đã viết về các phương tiện chạy bằng xăng, vũ khí hủy diệt hàng loạt và sự nóng lên toàn cầu từ hơn một thế kỷ trước.

Sach vien tuong du bao anh 1

Thời đại cơ khí hóa đã được nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng dự đoán. Ảnh: Big Think.

Khi nhà tài chính người Mỹ J.P. Morgan thuê người phát minh ra bóng đèn, Thomas Edison, đi dây điện cho biệt thự ở New York, cha của ông là Junius Morgan từng cho rằng bóng đèn điện chỉ là một cơn sốt nhất thời.

Năm 1903, Horace Rackham, luật sư riêng của nhà sản xuất ôtô Henry Ford, bị nói rằng ôtô sẽ không bao giờ thay thế được xe ngựa. Nhưng trong cuốn sách The Wonderland of Tomorrow năm 1961, Brendan Matthews tuyên bố chẳng bao lâu nữa, công nghệ sẽ cho phép con người loại bỏ sự lão hóa và đối phó được thời tiết xấu.

Khoa học hay khoa học viễn tưởng?

Dự đoán chính xác tương lai là khó nhưng không phải là không thể. Như nhà văn người Séc Karel Čapek, với tác phẩm RUR năm 1920 đã đặt ra thuật ngữ “người máy”, từng nói: “Một số điều tương lai luôn có thể đọc được từ lòng bàn tay của hiện tại”. Hiểu biết về khoa học, xã hội và bản chất con người càng lớn, thì con người càng có thể đọc được nhiều hơn về tương lai. Không thiếu những cuốn sách đã đưa ra dự đoán chính xác đến kinh ngạc về tương lai.

Các tác phẩm văn học cổ điển đã dự đoán thành công một loạt phát minh hiện đại. Cuốn Frankenstein của Mary Shelley, một trong những câu chuyện khoa học viễn tưởng thành sự thật đầu tiên, đã báo trước về sự phát triển của điện tử sinh học, cấy ghép nội tạng, kỹ thuật di truyền, trí tuệ nhân tạo và nhiều điều khác nữa.

Ở một mức độ sâu hơn, cuốn tiểu thuyết năm 1818 này của Shelley cũng dự đoán về cuộc đối đầu không thể tránh khỏi giữa khoa học, tôn giáo và đạo đức - một cuộc đối đầu kéo dài đến ngày nay và vẫn chưa có hồi kết rõ ràng.

Sach vien tuong du bao anh 2

Talos có thể là robot đầu tiên. Ảnh: Columbia Pictures.

Cuốn sách có nhiều dự đoán chính xác nhất về tương lai có thể là cuốn Paris in the Twentieth Century của Jules Verne. Verne, tác giả của Journey to the Center of the EarthTwenty Thousand Leagues Under the Sea, cũng là một trong những nhà văn khoa học viễn tưởng có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Paris in the Twentieth Century, được viết vào những năm 1860, có tính tiên tri đặc biệt khi đã đề cập đến các phương tiện chạy bằng xăng, vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự nóng lên toàn cầu và các chuẩn mực giới đang thay đổi.

Trở lại lịch sử xa xưa, một số dự đoán về loài người có thể bắt nguồn từ thời cổ đại. Trong cuốn sách của mình, Gods and Robots: Myths, Machines, and Ancient Dreams of Technology, nhà sử học Adrienne Mayor đã chỉ ra huyền thoại về Talos, một cỗ máy tự động do Hephaestus chế tạo, như một ví dụ về việc người Hy Lạp vận dụng trí tưởng tượng để vượt qua giới hạn của công nghệ. Bà Mayor viết: “Ý tưởng về việc tạo ra sự sống nhân tạo được nghĩ ra từ rất lâu trước khi công nghệ tạo ra được những sản phẩm như vậy.”

Từ thế giới đẹp đẽ đến hiện thực khó khăn

Trước khi có tiểu thuyết tận thế - thể loại khoa học viễn tưởng rất quen thuộc ngày nay - thì công chúng đã quen với tiểu thuyết không tưởng. Các nhà văn và nhà tư tưởng lớn, từ Plato đến Thomas Moore đã dựa trên tư duy chính trị, triết học và khoa học mới nhất đối với họ để xây dựng các bản thiết kế cho một nền văn minh lý tưởng.

Vào thế kỷ 19, các tác giả như H.G. Wells và Jack London bắt đầu lật ngược lại công thức lâu đời này, khám phá sự phát triển của con người có thể dẫn đến một tương lai không mong muốn.

Sach vien tuong du bao anh 3

Cuốn We phản đối quá trình cỗ máy hóa con người. Ảnh: gpschools.

Mỗi cuốn tiểu thuyết về thế giới đen tối này đều chứa đựng một số dư âm của hiện thực. Buzz Windrip, chính trị gia mị dân được bầu làm tổng thống Mỹ trong cuốn sách It Can’t Happen Here (1935) của Sinclair Lewis, ban đầu được coi là một câu chuyện ngụ ngôn về Adolf Hitler và Benito Mussolini.

Ngày nay, chủ nghĩa dân túy của nhân vật này cũng phần nào giống với chủ nghĩa dân túy của Donald Trump. Trong The Minority Report (1956) của Philip K. Dick, cảnh sát đã sử dụng thuật toán để bắt tội phạm trước khi chúng phạm tội - một mục tiêu lâu dài trong nghiên cứu AI ngoài đời thực.

Lịch sử thời gian qua đã cho thấy nhiều tác phẩm viễn tưởng xưa kia cho đến nay đã không còn là viễn tưởng. Và với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện tại, tiểu thuyết viễn tưởng còn rất nhiều không gian để sáng tạo và tiếp tục đưa đến nhiều dự đoán cho thế giới tương lai.

Các tạp chí khoa học viễn tưởng chật vật loại bài viết của AI

Bản thân việc đang xảy ra cũng giống một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Các cỗ máy với trí thông minh nhân tạo muốn giành lấy công việc của con người.

Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng - dòng văn chương được đón đợi

Theo đánh giá của một số độc giả, dòng sách tiểu thuyết khoa học viễn tưởng vẫn còn khá mới lạ. Dù vậy các cuốn ra mắt đều nằm trong danh sách bán chạy của sàn thương mại điện tử.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm