Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khí hậu khắc nghiệt, Hằng Nga 4 phải 'ngủ trưa' trên Mặt trăng

Mặt trăng không có bầu khí quyển hay mây để chống lại ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ có thể lên đến 115 độ C. Các tàu vũ trụ do đó có thể bị nóng chảy những linh kiện nhạy cảm.

Ngày 3/1, tàu Hằng Nga 4 hạ cánh xuống miệng núi lửa Von Karman, đường kính khoảng 178 km, nằm trong một miệng hố va chạm lớn. Đây là địa điểm có giá trị cả về biểu tượng lẫn khoa học, rất phù hợp để nghiên cứu lịch sử hình thành vệ tinh duy nhất của Trái Đất.

Trong vòng nửa ngày, robot thăm dò Yutu-2 (Thỏ ngọc 2) chạy bằng năng lượng mặt trời đã bắt đầu các công tác chuẩn bị. Thỏ Ngọc 2 sau đó gửi về những hình ảnh đầu tiên về vùng xa của Mặt trăng.

Hang Nga 4 dang ngu trua anh 1
Hình ảnh phần xa của Mặt trăng được sứ mệnh Hằng Nga 4 gửi về. Ảnh: CNSA.

Sau những hoạt động đầu tiên, do khí hậu quá khắc nghiệt, cả Thỏ Ngọc 2 và tàu đổ bộ đều đang ở trong "giấc ngủ trưa" - chế độ tạm dừng hoạt động.

Mặt trăng không có bầu khí quyển hay mây để chống lại ánh sáng mặt trời, nhiệt độ có thể lên đến 115 độ C. Các tàu vũ trụ do đó có thể bị nóng chảy những linh kiện nhạy cảm, gây hư hỏng.

"Giấc ngủ trưa" của Hằng Nga 4 dự kiến kéo dài đến ngày 10/1, khi nhiệt độ trở lại mức lý tưởng. "Thỏ Ngọc 2 sau đó sẽ đến khu vực chỉ định, bắt đầu các công tác nghiên cứu trong miệng núi lửa Von Karman theo kế hoạch", Zhang Yuhua, nhà thiết kế sứ mệnh Hằng Nga 4 cho hay.

Nhiệm vụ sẽ tiếp tục tạm dừng vào ngày 21/1, khi có siêu trăng máu. Siêu trăng máu là hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng bị bóng Trái Đất che khuất chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Lần này, nguyệt thực lại rơi vào thời điểm Mặt trăng có quỹ đạo gần Trái đất, khiến nó lớn hơn nên được gọi là siêu trăng máu.

Nhiệt độ khi đó ở vùng xa Mặt trăng có thể giảm xuống còn âm 179 độ C.

Vì sao sự kiện đáp xuống 'vùng tối' Mặt trăng được xem là lịch sử?

Từ khi nhân loại đáp xuống hành tinh này lần đầu đến khi "vùng tối" được chinh phục, quãng thời gian ngót nghét 50 năm.


Đại Việt

Bạn có thể quan tâm