Hầu hết chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng vẫn có người tin Trái đất là phẳng. Đã có rất nhiều hình ảnh chụp địa cầu từ không gian, tuy nhiên, nhiều người cho rằng những bức ảnh như vậy đã bị làm giả bởi những thế lực tà ác bí mật kiểm soát thế giới.
Lý do thường được đưa ra rằng chỉ một số ít cá nhân kiểm soát các vệ tinh. Ngoài ra, cũng không nhiều người được tận tay “livestream” chuyến đi lên không gian để tận mắt thấy Trái đất là một khối cầu.
Bên cạnh đó, tất cả những bằng chứng khoa học cho thấy Trái đất hình cầu trong nhiều thế kỷ có thể là sai. Người ta đều đọc trong sách và không hề được tự chứng minh.
Ngày càng nhiều người Mỹ tin Trái đất là phẳng
Tháng 11/2017, Mike Hughes hay còn gọi là Mike "Điên", một cư dân California, phóng mình lên 550 mét trên bầu trời bằng một tên lửa tự chế làm từ kim loại phế liệu. Chuyến khởi hành xuất phát ở vùng hoang mạc Mojave, đạt vận tốc 800 km/h. Bên cạnh việc gây chú ý cho các kênh giải trí, ông Hughes còn muốn nhân dịp này chứng minh quan điểm Trái đất phẳng.
Xa hơn vào tháng 9, Bobby Ray Simmons Jr., rapper nổi tiếng với cái tên B.o.B, phát động một chiến dịch gây quỹ cộng đồng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo nhằm xác định hình dạng Trái đất.
Vào ngày 9/11, 500 người đã tập hợp tại Bắc Carolina cho Hội nghị Quốc tế thường niên đầu tiên về giả thuyết Trái đất phẳng. Dữ liệu từ Google Trends cho thấy rằng trong hai năm qua, các tìm kiếm về Trái đất phẳng đã nhiều hơn gấp ba lần
Các thuyết âm mưu không phải lúc nào cũng vô hại.
Quan niệm sai lệch rằng vắc-xin gây ra bệnh tự kỷ đã dẫn đến việc giảm tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi, làm bùng phát bệnh sởi. Chủ nghĩa hoài nghi về biến đổi khí hậu đã xâm nhập vào các trường học. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một phần ba giáo viên khoa học ở Mỹ nói với sinh viên của họ rằng biến đổi khí hậu là điều tự nhiên. Ngoài ra, một phần mười giáo viên nghĩ rằng con người không có vai trò gì trong việc làm hành tinh này nóng lên cả.
Dữ liệu từ Google Trends cho thấy rằng trong hai năm qua, các tìm kiếm về Trái đất phẳng đã nhiều hơn gấp ba lần. Ảnh: Economist. |
Theo Economist, các thuyết âm mưu hấp dẫn vì chúng đưa ra những lời giải thích đơn giản cho những hiện tượng phức tạp, hoặc cho phép mọi người tin rằng có những kiến thức bí mật bị che giấu bởi những kẻ nắm quyền lực.
Tư tưởng này có xu hướng phổ biến trong cộng đồng ít giáo dục, không tin tưởng các tổ chức công cộng. Đặc biệt, chúng cực kỳ phổ biến trong các chế độ độc tài, nơi mọi người cho rằng chính quyền lúc nào cũng nói dối. Cố gắng bác bỏ các thuyết âm mưu bằng mọi phương pháp đều sẽ gây ra tác dụng ngược với những người tin vào nó.
Sự thiếu bằng chứng khiến cho một số thuyết âm mưu không thể bác bỏ được. Ví dụ như chính phủ Mỹ không thể chứng minh rằng họ không lưu trữ người ngoài hành tinh chết trong phòng thí nghiệm bí mật dưới lòng đất, bởi không có bằng chứng nào cho việc đó, nên nó được hiểu thành "chính phủ đã che giấu rất tốt".
Nhiều người tin rằng con người hoàn toàn vô can trước sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Inverse. |
Làm sao để hạn chế thuyết âm mưu?
Nếu các trường học làm tốt hơn trong việc dạy tư duy phân tích, điều đó có thể giảm sức hấp dẫn của các thuyết âm mưu. Ngoài ra, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu chính phủ cởi mở và đáng tin cậy hơn.
Sau khi rapper BoB gây ra một cuộc tranh luận trên Twitter về hình dạng Trái đất vào năm 2016, NASA - tổ chức có ảnh hưởng chuyên môn lớn nhất với công chúng - đã không tham gia. “Chúng tôi không nghĩ cần có một cuộc tranh luận về vấn đề này”, người phát ngôn của NASA nói với Washington Post.
Phát ngôn này như thể bạn không cần chứng minh 1+1=2. Nhưng ở góc nhìn của những người tin vào chủ nghĩa hoài nghi, điều này cũng cũng giống như "nếu bạn có khả năng và điều kiện thì cứ tự mình đi mà kiểm chứng".
Có lẽ chính vì vậy mà ông Mark Hughes, 61 tuổi, quyết định làm cho cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn bằng cách phóng tên lửa tự chế để kiểm chứng xem hành tinh này tròn hay phẳng.