Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi dịch giả viết văn

Điều khác biệt ở Bà Đỡ là không cố đẩy tất cả về hướng sự thật, diễn giải sự thật. Ngược lại, tác phẩm đẩy tất cả sự thật về hướng cổ tích hóa những sự kiện đã qua của đời người.

Ba Do anh 1

Sách Bà Đỡ. Ảnh: Trẻ.

PGS.TS Đào Tuấn Ảnh được biết đến trong vai trò một nhà nghiên cứu, dịch giả. Với những dịch phẩm tiêu biểu như: Một ngày của Ivan Denisevich (A. Solzenitsin), Người chồng vĩnh cửu (F. Dostoevski), Tuyển tập truyện ngắn truyện vừa (A. Chekhov)… Nên khi cuốn truyện Bà Đỡ ra đời nhiều người nghi ngờ chất lượng văn chương của nó. Họ sợ tư duy, văn phong nghiên cứu khô khan, chính xác lấn át đi cái mềm mại, uyển chuyển trong truyện. Sợ đọc phải một thứ lai tạo nửa truyện nửa nghiên cứu pha chút của hơi hướm dịch thuật.

Song sự nghi ngờ này nhanh chóng bị gạt bỏ. Bà Đỡ được viết với giọng văn tinh tế, cảm động, chi tiết - tái hiện được những biến động của một gia đình nơi làng quê qua năm thế hệ, kéo dài gần trăm năm đầy biến động của nước Việt. Vì vậy, truyện về gia đình ở đây cũng có thể hiểu là truyện phóng chiếu hình ảnh đất nước một thời…

Bà Đỡ là ai?

Bà Đỡ đơn giản là người làm nghề đỡ đẻ của cả vùng. Bà được đào tạo từ thời Pháp, khi Việt Minh giành chính quyền, khác với các công chức ngành nghề khác, bà vẫn được làm công việc của mình. Bà có tên đấy nhưng người ta lấy luôn tên nghề nghiệp làm thành tên gọi: lúc trẻ là cô Đỡ, về già thành bà cụ Đỡ.

Nhưng đấy vẫn chưa phải điều đặc biệt, cái đặc biệt ở đây bà là đầu tàu của đống cháu lít nhít vắng bố mẹ. Hoàn cảnh của từng đứa chẳng đứa nào giống đứa nào, đứa bố chết mẹ thoát ly đi làm cách mạng, đứa bố chết mẹ đi lấy chồng qua vài lần đò, lần đò nào cũng có cháu gửi gắm về bà trông nom dạy dỗ. Bà chẳng chối bỏ đứa nào, nhận nuôi hết. Bà cháu có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo. Mà công việc đỡ đẻ của bà công xá có đáng là bao, nhà nào có ra thì được đĩa xôi mấy miếng thịt gà, nhà nghèo bà đỡ đẻ không công làm phúc.

Mà lạ lùng làm sao những đứa trẻ nơi làng quê cứ chọn đêm mới sinh ra như sợ ánh mặt trời ban ngày làm chói mắt. Những cuộc đi đỡ đẻ của bà vì thế toàn vào giữa đêm. Cứ nghe tiếng gọi, hỏi han tình hình sản phụ vài ba câu là ù té đi, bỏ lại đám trẻ ở nhà chờ ngóng bày bao trò nghịch ngợm.

Nhân vật tôi trong truyện ấn tượng với những lần bà đi đỡ đẻ vào đêm hôm khuya khoắt thế. Anh chị em túm tụm bày đủ trò từ diễn lại cảnh lên đồng của bà trước đây, kể lại những chuyện phim Trung Quốc và Liên Xô xem ở sân đình. Và tôi, lần nào cũng cố chờ, để được bà ưu tiên cho miếng thịt nạc, thêm véo xôi nhiều hơn anh chị.

Dù nhà đằng nội của nhân vật tôi chỉ cách nhà bà ngoại mười cây số. Bên đằng nội cũng quý mến, có điều kiện hơn nhưng cuối cùng tôi vẫn chọn ở với bà ngoại (bà Đỡ). Cháu bà nội tội bà ngoại - song ở đây bà ngoại tự nguyện gánh lấy cái “tội” ấy về phía mình. Nói chính xác bà giành cháu với đằng nội. Dù cái giành ấy đầy yêu thương thôi, khi mà cả bà nội lẫn bà ngoại đều hiểu nhau. Như cá chuối mẹ bảo vệ đàn rồng rồng con của mình, quyết chẳng để mất đứa nào…

Viết tiếp hành trình về bà Đỡ

Nói cách khác cuộc đời bà Đỡ không kết thúc theo năm tháng hay tuổi tác về mặt nghĩa đen. Cuộc đời bà nối dài trong các con và lũ cháu chắt chút chít.

Ngôi nhà bà ở nơi làng quê là hậu phương an toàn cho con cháu tìm về trong năm tháng chiến tranh, khi máy bay địch đánh phá thành phố. Trong thời bình hình bóng bà vẫn hiện diện qua các câu chuyện ở từng bữa cơm, bên bàn trà nước mỗi lần gặp mặt. Tính cách ăn hiền ở lành, thương người khốn khó, biết tin sợ thánh thần, luật nhân quả của bà được lưu truyền trong các cháu, từ đỏ tỏa nhánh ra thêm.

Ba Do anh 2

PGS.TS Đào Tuấn Ảnh. Ảnh: NXB Trẻ cung cấp.

Riêng sự gan dạ được các cháu bà cụ Đỡ thể hiện trong chuyến du lịch đầu tiên đến mỏ than Vàng Danh. Khi xe từ Hải Dương đến Uông Bí đám trẻ mới ngớ ra bởi từ đây vào trong mỏ Vàng Danh còn gần hai mươi cây số nữa, lại toàn đường rừng. Thay vì ngủ lại đám cháu bà đỡ chọn lên đường ngay vì đêm ấy là đêm trăng, trăng soi đường cho những bước chân nhỏ bé. Thứ nữa, việc đi đỡ đẻ cùng bà vào đêm khuya đã trở thành điều quen thuộc. Đi gần hết đêm thì có xe than vào mỏ, đám trẻ vẫy nhờ, đến nơi trong sự ngỡ ngàng của cả nhà…

Viết về thời ấu thơ trong văn học Việt vốn chẳng phải hiếm, có thể kể đến Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Tuổi thơ êm đềm của Võ Hồng, Đi hoang của Tịnh Hà (em trai nhà thơ Xuân Diệu), Quê nội của Võ Quảng…

So với những tác phẩm trước đây viết về tuổi thơ, điều khác biệt ở Bà Đỡ là không cố đẩy tất cả về hướng sự thật, diễn giải sự thật. Mà ngược lại, đẩy tất cả sự thật về hướng cổ tích hóa những sự kiện đã qua của đời người. Vì vậy mà đọc cả cuốn sách hơn hai trăm trang không có bi lụy, sầu thương.

Nói như nhà thơ Nguyễn Duy, tác giả Đò Lèn thì kí ức tuổi thơ trong Bà Đỡ như dòng sông vặn mình chảy chậm, lúc đục, lúc trong, lúc sóng gió, lúc bình yên, nhưng luôn luôn lắng đọng cái tình. Yêu con người, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên. Đích thị linh hồn cổ tích.

Còn nhà văn Đỗ Tiến Thụy nhìn vào tác phẩm một cách trực diện hơn: “Cái từ trường mạnh mẽ của bà ngoại đã ảnh hưởng tích cực đến mấy thế hệ trong đại gia đình. Không chỉ những người phụ nữ, mà cả những người đàn ông, những ông bá dượng, bố dượng, những chị em con chú con bác, con già con dì, con cô con cậu… đều kế thừa phẩm tính của bà, để rồi đều trở thành “bà đỡ” ở nghĩa văn chương theo rộng dài thời cuộc…”.

Thiên nhiên và loài vật trong thơ Võ Quảng

Họa sĩ Chu Linh Hoàng cho biết những vần thơ mộc mạc, trong sáng và giản dị trong thơ Võ Quảng khiến ông vẽ mãi không chán.

Nguyên Hồng mê đọc, vét hết tiền mua sách

Trước năm 1945, nhiều văn, thi sĩ có "tình duyên" với sách. Trong khi Thiếu Sơn lấy đọc sách sáng suốt làm kim chỉ nam, Nguyên Hồng mê đắm sách.

Cam giac ghen tuong hinh anh

Cảm giác ghen tuông

0

Vì thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội. Một chút hờn ghen tinh tế có thể làm cho đối phương vui sướng vì họ thấy mình vẫn còn được yêu thương, nhưng chỉ một chút thôi nhé. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Mộc Uyển

Bạn có thể quan tâm