Cha mẹ nên tôn trọng sở thích của con cái và đặt ra giới hạn, quy tắc cho các vấn đề. Ảnh: Pexels. |
Trong suốt bữa trưa tôn vinh giáo viên của lớp con trai, tôi đã tận hưởng cơ hội một năm một lần này để tìm hiểu và xem con trai mình chơi với các bạn ra sao. Có một nhóm 10 cậu bé học lớp bốn (tám và chín tuổi), đang lớn tiếng bảo nhau xem chúng sẽ chơi trò gì.
Một đứa nói: “Săn bắt cướp”. Một đứa khác lại nói: “Không, hôm qua chúng ta đã chơi trò đó rồi”. Đứa thứ ba đề xuất: “Chơi đá bóng thì sao?”. “Không”, một vài đứa lắc đầu. “Chơi bóng bầu dục đi!”, đứa đầu tiên nói lại một cách quả quyết. “Được”, nhiều đứa tán thành.
Tôi đã kỳ vọng được nhìn thấy đám trẻ lăn xả vào trận đấu, bắt bóng, ném về phía cầu thủ cầm gậy của đội bạn, và chạy. Nhưng thay vì thế, tất cả 10 thằng bé ngồi phịch xuống mặt đường nhựa và xếp thành một vòng tròn. Chúng chuyền bóng từ đứa này sang đứa khác và hò hét ầm ĩ….
Lũ trẻ vừa nô đùa, vừa hát một bài đồng dao:
“Người rừng Tarzan
Đu người bằng dây cao su
Tạo thành âm thanh của nhạc pop
Không hiểu máu của chàng trai ấy có màu gì?”
Cậu bé cầm bóng lựa chọn: Xanh nước biển. Chúng tiếp tục chuyền bóng đi cho từng người theo các chữ cái trong màu sắc được lựa chọn: Xanh, “Chính là bạn!”. Một đứa hô tên một đứa khác khi tới lượt đứa này đọc chữ “H” và bật dậy với quả bóng.
Tất cả chúng cùng đứng lên và chạy. Trò chơi cứ thế tiếp diễn mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Sau đó, khi tôi hỏi con trai mình thì thằng bé nói, một trong số lũ trẻ biết cách chơi và dạy cho những đứa khác. Chúng sử dụng cách chơi này như cách xác định người phải đánh bóng hay đội được chơi trước.
Các trò chơi mà luật lệ được đưa ra và thực hiện bởi trẻ chứ không phải người lớn là một chủ đề phổ biến trong những năm gần đây khi việc chơi của trẻ chuyển từ trò chơi nhập vai sang các loại trò chơi khác, từ các môn thể thao tới những trò do trẻ tự nghĩ ra hay các trò chơi trên bảng hoặc trò chơi điện tử. Tất nhiên là những đứa trẻ của chúng ta bắt đầu học về nghệ thuật đàm phán, quản lý xung đột, thỏa hiệp và giao tiếp rõ ràng.
Một loạt thay đổi mạnh mẽ diễn ra xung quanh độ tuổi lên tám của trẻ và các năm tiếp theo. Giai đoạn phát triển quan trọng này được các nghiên cứu gọi là tuổi học đường hay tiền dậy thì, độ tuổi mà chúng ta vẫn hay gọi là thời kỳ thiếu niên. Những đứa trẻ của chúng ta nổi lên như các tay chơi đàn guitar, tự đặt ra các nguyên tắc của chính mình trong khi vẫn nỗ lực để có tầm nhìn rộng hơn về các vấn đề xã hội cũng như nơi chúng đang đứng.
Đây là một thời kỳ diệu kỳ mà ở đó, con cái chúng ta dễ chăm sóc hơn, không còn khóc lóc dai dẳng (chỉ đôi khi), rên rỉ (chỉ đôi khi), hoặc cấu cắn (hoàn toàn không) khi chúng buồn rầu hay không đồng ý. Chúng có thể tham gia vào các cuộc đối thoại sâu hơn về thế giới mà chúng đang sống.
Chúng ta nhận thấy các con có năng lực, khả năng và đáng tin cậy hơn, và chúng ta có thể cho chúng được tự do hơn để chạy tới công viên cùng các bạn hay để chúng ở nhà trong các khoảng thời gian ngắn khi chúng ta chạy đi mua sắm.
Bình luận