Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khẩu pháo khổng lồ của trùm phát xít Hitler

Adolf Hitler ra lệnh chế tạo pháo Gustav nhằm phá hủy các pháo đài Pháp ở tuyến phòng thủ Maginot, một trong những rào cản lớn ngăn cách Đức và Tây Âu.

"Siêu pháo" Gustav do Hitler ra lệnh chế tạo. Ảnh: BI

Năm 1941, Hitler yêu cầu công ty sản xuất thép và vũ khí Krupp A.G. (Đức) sản xuất khẩu pháo lớn nhất mà con người từng chế tạo trong những cuộc chiến trước đây, theo Business Insider.

"Siêu pháo" Gustav có chiều dài hơn 47 m, nặng 1.350 tấn, đường kính nòng đến 80 cm và bắn ra đạn có khối lượng từ 4,5 đến 7 tấn. Nhà sử học C. Peter Chen (Mỹ) cho biết, Hitler buộc công ty Krupp chế tạo miễn phí vì đây là hành động đóng góp cho cuộc chiến mà Đức Quốc xã phát động.

Mùa xuân năm 1942, Đức triển khai Gustav tại mặt trận ở cảng Sevastopol. Vũ khí uy lực này giúp Đức chiếm Sevastopol, đánh dấu chiến thắng quan trọng đối với Đức và các đồng minh.

Đức sử dụng pháo khổng lồ Gustav để chiếm quân cảng Sevastopol của Liên Xô. Ảnh: BI
Đức sử dụng pháo khổng lồ Gustav để chiếm quân cảng Sevastopol. Ảnh: BI

Tuy nhiên, các tướng lĩnh Đức Quốc xã nhanh chóng nhận ra nhược điểm đáng kể của khẩu pháo. Một trong những điểm yếu quan trọng nhất là nó dễ dàng trở thành mục tiêu không kích của máy bay quân đội phe Đồng minh.

Ngoài ra, do kích thước cồng kềnh và khối lượng lớn, khẩu pháo chỉ có thể di chuyển qua tuyến đường sắt chuyên dụng mà Đức Quốc xã phải lắp đặt từ trước. Nhân lực để vận hành đến 2.000 người.

Sau khi ra chiến trường, việc lắp ráp các bộ phận trở thành vũ khí hoàn chỉnh phải mất 4 ngày. Quá trình từ nạp đạn đến khi bắn kéo dài vài giờ. Gustav chỉ có thể bắn 14 viên đạn mỗi ngày.

Do những bất lợi đáng kể trong quy trình vận hành, Đức Quốc xã đã ngưng sử dụng "siêu pháo" chỉ trong một năm, và bãi bỏ chương trình vũ khí khổng lồ này.

Chiến dịch Thần tình yêu táo bạo của Mỹ

Phi công điều khiển máy bay lên độ cao 3.000 m sau đó chuyển quyền điều khiển bằng sóng radio rồi nhảy dù là ý tưởng táo bạo trong chiến dịch quân sự mang tên "Thần tình yêu".

Đại bác âm thanh của Đức

Hỗn hợp khí metan và oxy bị đốt cháy ở áp suất cao tạo ra sóng âm thanh đủ mạnh để giết người từ khoảng cách 50 m. Đó là nội dung dự án đại bác âm thanh của Đức.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm