Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại bác âm thanh của Đức

Hỗn hợp khí metan và oxy bị đốt cháy ở áp suất cao tạo ra sóng âm thanh đủ mạnh để giết người từ khoảng cách 50 m. Đó là nội dung dự án đại bác âm thanh của Đức.

Sử dụng âm thanh làm vũ khí là một trong những ý tưởng phát triển kỳ quái của các nhà khoa học Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Sử dụng âm thanh làm vũ khí là một trong những ý tưởng phát triển kỳ quái của các nhà khoa học Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh: Crab

Theo Hubpages, nhằm duy trì lợi thế trên chiến trường, Hitler tập trung giới khoa học trong nước cũng như những khu vực mà Đức quốc xã chiếm đóng. Trùm phát xít chỉ đạo họ phải nghiên cứu những vũ khí mới nhằm tạo cho quân đội sức mạnh hàng đầu thế giới.

Ý tưởng của các nhà khoa học không bị giới hạn. Họ đề xuất những dự án phát triển vũ khí gần như phi thực tế. Một trong những dự án phát triển vũ khí kỳ quái là Sonic Cannon (đại bác âm thanh).

Tiến sĩ Richard Wallauschek đã đề xuất ý tưởng sử dụng âm thanh tần số cao để tiêu diệt đối phương. Ông cùng các cộng sự bắt đầu phát triển dự án vào năm 1940. 

Cấu tạo của Sonic Cannon bao gồm một buồng đốt và đường ống dẫn đến 2 gương phản xạ parabol cỡ lớn. Hỗn hợp khí metan và oxy bị đốt cháy trong buồng đốt tạo ra tiếng nổ lớn. Âm thanh được các ống dẫn đến gương phản xạ.

Gương này có nhiệm vụ khuếch đại sóng âm đạt tần số 44 Hz. Sóng âm có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, rung xương tai giữa, lỏng ốc tai trong. Một phát bắn của đại bác âm thanh có thể giết người trong phạm vi 50 m với thời gian chỉ 30 giây.

Các kỹ sư của dự án tin rằng, khi hoàn thành, Đức quốc xã sẽ có trong tay một vũ khí khiến đối phương sợ hãi. Những tiếng nổ đinh tai, nhức óc phát ra từ đại bác âm thanh vừa tiêu diệt, vừa tạo hiệu ứng tâm lý rất lớn.

Tuy nhiên, Sonic Cannon chỉ thử nghiệm trên động vật mà chưa được thử trên con người. Tính năng của vũ khí vẫn chưa thể kiểm chứng. Mặt khác, thiết kế của nó quá cồng kềnh, tính ứng dụng thực tế không cao.

Gương phản xạ có đường kính tới 3 m rất dễ bị tổn thương trong thực chiến. Nếu hỏng thì nó hoàn toàn trở nên vô dụng. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của đại bác âm thanh quá ngắn nên không phát huy sức mạnh.

Dù đại bác đã bị khai tử, dự án tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu, phát triển vũ khí phi sát thương mới sử dụng sóng âm thanh, điển hình là chương trình Long Range Acoustic Device (LRAD), (thiết bị âm thanh tầm xa) của Mỹ.

LRAD
Thiết bị âm thanh tầm xa LRAD. Ảnh: Wikipedia

Chương trình được phát triển bởi công ty LRAD cho quân đội và lực lượng thực thi pháp luật Mỹ vào năm 2002.  Vũ khí phi sát thương có thể phát ra sóng âm ở tần số 2,5 kHz. Nó có thể gây cảm giác đau đớn cho con người trong phạm vi 300 m, gây thiệt hại thích giác vĩnh viễn trong phạm vi 100 m.

Cảnh sát sử dụng vũ khí âm thanh nhằm giải tán các đám đông biểu tình. Hải quân Mỹ lắp thiết bị này trên một số tàu chiến nhằm chống cướp biển, xua đuổi các tàu thuyền xâm nhập vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế trái phép.

LRAD sử dụng điện để tạo ra sóng âm khác với cơ chế của Sonic Cannon, nhưng nó có chung ý tưởng sử dụng sóng âm làm vũ khí mà các nhà khoa học Đức nghĩ ra hơn nửa thế kỷ trước.  

Quốc gia đầu tiên chế tạo bom thông minh

Sự táo bạo của các nhà khoa học Đức với sản phẩm bom có điều khiển Fritz X đã đặt nền móng cho các loại bom thông minh ngày nay.

Súng mặt trời kỳ quái của Đức

Sử dụng một tấm gương phản chiếu năng lượng mặt trời là ý tưởng phát triển vũ khí kỳ lạ của Đức trong Thế chiến thứ 2.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm