Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khách phản ứng, vì sao ngân hàng vẫn cứ tăng phí dịch vụ?

Với hàng chục triệu khách sử dụng dịch vụ liên tục, cùng 132 triệu thẻ đã phát hành, mỗi lần các ngân hàng đề xuất tăng phí đều nhận không ít phản ứng.

Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dữ liệu IDG, tỷ lệ người dùng sử dụng ngân hàng điện tử (e-banking) tại Việt Nam đến cuối 2017 đã đạt tới 81%. Con số này tương đương với hàng chục triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ này của ngân hàng. Số liệu của Hội thẻ Việt Nam cũng cho biết đến cuối 2017, đã có tổng cộng 132 triệu thẻ được phát hành cùng với nhiều dịch vụ thẻ đi kèm.

Với hàng chục triệu thẻ hoạt động thường xuyên, mỗi lần ngân hàng tăng phí đều ảnh hưởng trực tiếp tới rất nhiều khách hàng.

Phí nào cũng tăng

Vài năm gần đây, các ngân hàng bắt đầu chủ trương nâng tỷ trọng lợi nhuận từ mảng dịch vụ để hạn chế phụ thuộc vào nguồn thu từ tín dụng. Cùng với đó, các nhà băng cũng điều chỉnh tăng hàng loạt loại phí ngân hàng trên cả di động và Internet.

nhung lan tang phi cua ngan hang anh 1
Vietcombank là ngân hàng bị nhắc tới nhiều trong những đợt tăng phí liên tục vừa qua. Ảnh: NM.

Đầu tháng 3 vừa qua, Vietcombank tuyên bố áp dụng biểu phí nhắm tới dịch vụ trên di động, với việc tăng phí duy trì từ 8.000 đồng/tháng tăng lên 10.000 đồng. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng lần đầu thu phí chuyển khoản nội mạng qua Mobile Banking và Mobile BankPlus với mức 2.000 đồng/lần giao dịch thay vì miễn phí như trước đây.

Đối với các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng dưới 10 triệu của dịch vụ này sẽ được giảm từ 10.000 đồng/lần giao dịch trước đây xuống 7.000 đồng, giao dịch trên 10 triệu sẽ tính phí 0,02% số tiền chuyển.

Theo sau Vietcombank, Eximbank cũng thông báo thu phí giao dịch qua Internet Banking theo từng tháng, thay vì thu theo năm như trước. Mức thu là 10.000 đồng/tháng, bắt đầu từ ngày 7/5. Mỗi tháng, khách hàng sẽ phải chi trả 30.000 đồng cho các chi phí SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking.

Cùng với đó, phí SMS Banking 3.000 đồng/lần cũng được ngân hàng này áp dụng với những khách hàng gửi sổ tiết kiệm có phát sinh giao dịch trong kỳ thu phí.

Tương tự, DongABank, VIB cũng thông báo thu nhiều phí dịch vụ mà trước đây được miễn phí.

Trong khi các ngân hàng giải thích rằng chính sách điều chỉnh phí dịch vụ được áp dụng cùng việc cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao và tiện ích hơn cho khách hàng, thì nhiều người dùng dịch vụ tỏ ra bức xúc trước "rừng" phí dịch vụ của các ngân hàng.

Phí rút tiền ATM phải ở mức 7.000-10.000 đồng mới hòa vốn?

Sau khi nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ, đầu tháng 5, cả 4 ngân hàng Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank đồng loạt tuyên bố áp dụng mức phí thẻ ATM mới. Người dùng sẽ phải chịu phí rút tiền mặt ATM nội mạng là 1.500 đồng/lần giao dịch (chưa bao gồm thuế VAT) thay vì mức 1.000 đồng như trước đó.

nhung lan tang phi cua ngan hang anh 2

Đại diện Hội thẻ Việt Nam và ngân hàng cùng lý giải việc tăng phí lần này nằm trong lộ trình từ trước. Dù tăng lên mức 1.500 đồng thì vẫn kém một nửa so với mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước (tối đa 3.000 đồng/giao dịch rút tiền ATM nội mạng).

Biện minh cho việc tăng phí, các ngân hàng nói thêm rằng chi phí cho một giao dịch rút tiền ATM ở mức 7.000-10.000 đồng ngân hàng mới bù được vốn đầu tư, nên việc tăng phí lên 1.500 đồng vẫn rất thấp.

Động thái này ngay lập tức gặp phải phản ứng rất lớn từ cả các khách hàng, chuyên gia và bị đặt câu hỏi “ngân hàng có đang tận thu?”.

NHNN sau đó đã phải "tuýt còi" đợt điều chỉnh này của các ngân hàng, và cho rằng việc chi trả phí cho các dịch vụ không phải vấn đề của các khách hàng, nhưng việc liên tục tăng hàng loạt phí sẽ tạo dư luận không tốt.

nhung lan tang phi cua ngan hang anh 3
Mỗi lần điều chỉnh tăng phí của ngân hàng sẽ tác động đến hàng chục triệu khách hàng. Ảnh: LĐ.

Thực tế, dù ngân hàng biện hộ đủ lý do tăng phí dịch vụ nhưng hàng loạt vụ mất tiền qua thẻ ATM vẫn liên tục xảy ra thời gian qua. Và điều đáng nói là chưa có ngân hàng nào khắc phục tình trạng máy ATM hỏng hóc, xuống cấp, khách xếp hàng dài chờ đợi nhưng vẫn không rút được tiền vào những dịp lễ, Tết...

Một cán bộ NHNN nói rằng biểu phí dịch vụ thẻ các ngân hàng đã được quy định từ năm 2013, mức phí mà NHNN cho phép dao động từ sàn đến trần, còn việc thu bao nhiêu trong khung này là tùy mỗi ngân hàng.

“Tuy nhiên, quan điểm của NHNN là phải minh bạch, khi ngân hàng đưa ra mức phí mới thì phải đáp ứng được lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng, đồng thời phải trả lời được câu hỏi vì sao lại tăng phí”, vị này nói.

Với thông tin này, đồng nghĩa việc tăng phí sẽ vẫn thực hiện, khi các ngân hàng đáp ứng được câu hỏi của khách: Vì sao tăng phí.

Đầu năm 2013, sau khi Thông tư 35 của NHNN quy định về phí thẻ ghi nợ nội địa (còn được gọi là thẻ ATM) chính thức có hiệu lực, các ngân hàng đã xây dựng khung phí dịch vụ thẻ, trong đó có 12 ngân hàng lần đầu thu phí rút tiền ATM nội mạng, thấp nhất là 200 đồng/giao dịch và cao nhất là 1.000 đồng/giao dịch như hiện nay.

ATM có chức năng làm gì mà ngân hàng cứ tăng phí?

Thực tế, ATM chỉ được coi là máy rút tiền tự động, với chức năng rút tiền mặt các ngân hàng "đựng" sẵn trong máy, dù nhiều ATM còn thực hiện được các giao dịch khác.

Tăng phí sử dụng thẻ: Ngân hàng đang tận thu?

Câu hỏi được chuyên gia ngân hàng Nguyễn Thị Mùi đặt ra cho lãnh đạo các ngân hàng thương mại và Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, ông Đào Minh Tuấn.





Hoàng Thanh

Bạn có thể quan tâm