Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kế hoạch 'siết' giá dầu Nga của phương Tây thất bại

Xuất khẩu dầu của Nga vẫn đi lên, từ đó đẩy mạnh doanh thu của chính phủ. Giới quan sát cho rằng G7 đã thất bại trong việc áp đặt mức giá trần và thực thi kế hoạch.

Thu thuế từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga vẫn tăng. Ảnh: Bloomberg.

CNBC đưa tin theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Không khí sạch (CREA), doanh thu dầu mỏ của Nga đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3, tháng 4 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Như vậy, Moscow vẫn có thể kiếm tiền từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch bất chấp lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và kế hoạch áp giá trần của G7.

Kế hoạch đã chệch hướng

Báo cáo được công bố chưa đầy một tuần sau khi các lãnh đạo G7 khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 (ở Hiroshima, Nhật Bản) rằng việc áp giá trần đối với nhiên liệu Nga đã phát huy tác dụng.

Nhờ đó, doanh thu từ dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu của Nga đã sụt giảm. Giá dầu và khí đốt tại những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu cũng đi xuống.

Nhưng theo các chuyên gia phân tích năng lượng tại CREA, sự thất bại của kế hoạch chung trong việc sửa đổi mức giá trần và thực thi chính sách đã khiến những biện pháp này "mất đi sức ảnh hưởng, tính toàn vẹn và độ tin cậy".

"Nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục khẩn cấp, cơ chế giới hạn giá có thể bị phá hủy mãi mãi

Ông Lauri Myllyvirta - chuyên gia phân tích cấp cao tại CREA

Ông Lauri Myllyvirta - chuyên gia phân tích cấp cao tại CREA - chỉ ra lần đầu tiên Nga có thể xuất khẩu các lô hàng dầu thô của mình với mức giá cao hơn trần do Mỹ, EU và đồng minh đặt ra.

Ông nhấn mạnh điều này đã phơi bày những lỗ hổng chính sách trong việc thực hiện kế hoạch áp giá trần.

"Nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục khẩn cấp, cơ chế giới hạn giá có thể bị phá hủy mãi mãi", ông cảnh báo.

Ông Myllyvirta cho rằng nếu điều đó xảy ra, doanh thu thuế của Nga sẽ tăng lên. "Tình hình tháng 4 là lời cảnh báo cho tương lai nếu chúng ta không sớm vào cuộc", vị chuyên gia nói thêm.

Vào đầu năm nay, các dữ liệu cho thấy doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã sụt giảm trong tháng cuối cùng của năm ngoái. Điều đó cho thấy những chính sách của giới chức phương Tây nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Moscow đã phát huy tác dụng.

Nga vẫn kiếm bộn tiền từ dầu mỏ

Nhưng theo nghiên cứu mới nhất của CREA, trong tháng 4, doanh thu từ thuế dầu mỏ của Nga đã phục hồi 6% nhờ xuất khẩu tháng 3 đi lên. Thu thuế khai thác khoáng sản của Moscow cũng tăng 5% so với tháng trước và sẽ còn tăng tiếp trong tháng 5.

Như vậy, sau khi chạm đáy vào đầu năm nay, nguồn thu thuế từ dầu mỏ của Nga đã bật tăng nhờ doanh số bán hàng phục hồi.

Theo ông Isaac Levi - chuyên gia phân tích năng lượng tại CREA, trừ khi "liên minh trần giá" vào cuộc để hạ mức giá giới hạn xuống thấp hơn nữa, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa trần giá theo kế hoạch và trần giá thực thi; những thay đổi về cơ cấu thuế của Nga sẽ thúc đẩy giá dầu thô nước này tiến gần hơn với giá dầu thô tiêu chuẩn toàn cầu.

"Điều đó sẽ dẫn tới doanh thu từ dầu của Nga phục hồi mạnh mẽ, và hệ thống trần giá thất bại", ông cảnh báo.

Phân tích của CREA cho biết kể từ lệnh cấm nhập khẩu của EU và kế hoạch giá trần của G7 đối với dầu của Nga, Moscow đã kiếm được khoảng 58 tỷ euro (62,5 tỷ USD) doanh thu xuất khẩu từ dầu vận chuyển bằng đường biển.

Phần lớn trong số đó được vận chuyển bằng các tàu chở dầu của châu Âu, hoặc được bảo hiểm bởi những công ty bảo hiểm châu Âu.

Theo CREA, nếu giá trần đối với dầu thô của Nga giảm xuống 30 USD/thùng và mức giá của các sản phẩm từ dầu cũng được điều chỉnh tương ứng, doanh thu từ dầu mỏ của nước này sẽ bay hơi 22 tỷ euro.

G7, Australia và EU đã triển khai mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga từ ngày 5/12. Thêm vào đó, EU và Anh cũng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển.

Các biện pháp này được coi là những bước đi quan trọng trong việc cắt giảm doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Moscow.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Các nhà đầu cơ dầu bị cảnh báo sẽ thua lỗ

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã phản đối các nhà đầu cơ kiếm lời từ việc dự đoán những động thái tiếp theo của OPEC+. Ông cảnh báo họ sẽ nhanh chóng thua lỗ.

Alibaba sa thải nhân viên

Alibaba đang cắt giảm 7% lực lượng lao động nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tách rời và đưa bộ phận điện toán đám mây lên sàn.

Gia xang dung yen hinh anh

Giá xăng đứng yên

0

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng RON 95 chỉ tăng 30 đồng lên 20.590 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 23 lần tăng giá và 27 lần giảm giá.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm