Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nhà đầu cơ dầu bị cảnh báo sẽ thua lỗ

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã phản đối các nhà đầu cơ kiếm lời từ việc dự đoán những động thái tiếp theo của OPEC+. Ông cảnh báo họ sẽ nhanh chóng thua lỗ.

Theo CNBC, hôm 23/5, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman - Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia - đã cảnh báo các nhà đầu cơ dầu mỏ "hãy coi chừng".

Ông cảnh báo rằng các nhà đầu cơ có thể thua lỗ. "Lời khuyên của tôi vẫn là họ sẽ thất bại và gánh chịu thiệt hại, giống như những gì các nhà đầu cơ đã trải qua hồi tháng 4", vị bộ trưởng nhấn mạnh.

Các nhà đầu cơ "hãy coi chừng"

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã phản đối các nhà đầu cơ kiếm lời từ việc dự đoán những động thái tiếp theo của OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh). Cuộc họp tiếp theo của nhóm sẽ diễn ra vào ngày 4/6.

Mới đây, một số quốc gia thành viên của OPEC+ đã tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô tổng cộng 1,6 triệu thùng/ngày. Động thái này đẩy giá dầu tăng vọt. Nhưng đà tăng nhanh chóng bị đảo ngược.

Lời khuyên của tôi vẫn là họ sẽ thất bại và gánh chịu thiệt hại, giống như những gì các nhà đầu cơ đã trải qua hồi tháng 4

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia

OPEC+ - nhóm gồm 23 quốc gia thành viên do Saudi Arabia dẫn dắt - đã quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày hồi tháng 10 năm ngoái. Những quốc gia quyền lực nhất trên thị trường dầu mỏ toàn cầu muốn giữ giá ở mức cao dù cầu yếu đi.

Động thái của OPEC+ đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ phía Mỹ, vốn đang đau đầu vì lạm phát đè nặng lên túi tiền của các hộ gia đình.

"Tôi tin rằng trong 6-7 tháng qua, chúng tôi vẫn cho thấy là một cơ quan quản lý có trách nhiệm", ông Abdulaziz bin Salman nhấn mạnh. Vị quan chức tin rằng thị trường vẫn đang biến động liên tục. Điều này yêu cầu OPEC+ phải chủ động và hành động trước.

Thị trường dầu sẽ ra sao

Sau khi các thành viên OPEC+ tuyên bố cắt giảm, giá dầu thô toàn cầu lao dốc nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng, những dấu hiệu suy thoái của các nền kinh tế lớn và đà phục hồi yếu ớt của Bắc Kinh.

Nhu cầu tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - không bật tăng mạnh mẽ như kỳ vọng.

Thị trường đang theo dõi sát sao động thái tiếp theo của OPEC+. Câu hỏi đặt ra là nhóm có tiếp tục cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá hay không.

Trong báo cáo mới nhất, IEA cho rằng "những lo ngại kéo dài về sự chững lại của ngành công nghiệp và lãi suất tăng cao khiến viễn cảnh suy thoái đang đến gần hơn". Kéo theo đó là tâm lý bi quan đối với tăng trưởng trong nhu cầu dầu thô.

Cơ quan này tin rằng đà giảm trên thị trường dầu cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đã lung lay. Họ thậm chí phớt lờ thực tế là cầu chuẩn bị vượt quá cung.

gia dau anh 1

Biến động của giá dầu Brent trong vòng một năm qua. Đà giảm vẫn kéo dài dù một số quốc gia thành viên OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện. Ảnh: Trading Economics.

"Sự bi quan trên thị trường hiện tại hoàn toàn trái ngược với tình trạng khan hiếm trên thị trường, mà chúng tôi tin rằng sẽ xảy ra vào cuối năm nay, khi nhu cầu dự kiến vượt cung 2 triệu thùng/ngày", IEA cảnh báo.

Cơ quan này cũng nâng dự báo nhu cầu dầu lên 102 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 200.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Trong khi đó, các nhà phân tích tại ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã cắt giảm dự báo đối với giá dầu Brent (chuẩn toàn cầu) 10 USD/thùng xuống còn 95 USD/thùng vào cuối năm nay. Nguyên nhân là nguồn cung dồi dào hơn dự kiến và những lo ngại về một cuộc suy thoái.

Họ dự đoán thị trường sẽ thiếu cung 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: 'Mỹ khó trụ đến giữa tháng 6'

Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6.

Nếu Mỹ không kịp nới trần nợ

Nếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức.

Kim ngach xuat khau cao ky luc hinh anh

Kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục

0

Trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm