Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kế hoạch 'khuấy đảo' FBI của ông Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là đã ấp ủ kế hoạch làm rung chuyển giới lãnh đạo của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bằng cách loại bỏ giám đốc của cơ quan này, theo CNN.

Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là đã lên kế hoạch trong nhiều tháng để sa thải Christopher Wray, giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), khi ông chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, CNN đưa tin.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, tổng thống đắc cử đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giám đốc mới có thể thực hiện chương trình nghị sự của ông mà vẫn được chấp thuận bởi Thượng viện.

Mối quan ngại nói trên đã tăng lên sau khi Matt Gaetz, ứng viên bộ trưởng Tư pháp mà ông Trump đề xuất, phải đối mặt với áp lực bị từ chối bởi Thượng viện và sau cùng cựu nghị sĩ gốc Florida đã phải rút lui khỏi danh sách nội các.

Donald Trump bo nhiem anh 1

Cựu Hạ nghị sĩ Matt Gaetz rút lui khỏi danh sách đề cử nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump vì những lùm xùm pháp lý. Ảnh: New York Times.

Sau nhiều lùm xùm liên quan tới vấn đề pháp lý, ông Gaetz đứng trước nguy cơ "trắng tay" vì đã từ chức hạ nghị sĩ trước đó, lại nhiều khả năng không được phê chuẩn vào vị trí bộ trưởng Tư pháp với "giọt nước tràn ly" là sự phản đối của 4 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, bởi chỉ từng này người là đủ để ông Gaetz không được phê chuẩn trong trường hợp không có đảng viên Dân chủ nào bỏ phiếu thuận.

"Nhất cử lưỡng tiện"

Sự phản đối của các thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà báo hiệu rằng những đề cử nội các của ông Trump có thể vấp phải nhiều thử thách tại Thượng viện, do đó tổng thống đắc cử không thể đưa ra quyết định nhân sự mà không có sự chọn lọc kỹ càng được nữa.

Trong bối cảnh đó, ông Trump đã cân nhắc chọn Mike Rogers, cựu đặc vụ FBI và từng là hạ nghị sĩ Michigan, vào vị trí giám đốc FBI, đồng thời đề cử cựu Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Kash Patel, vốn là người ủng hộ nhiệt thành của phong trào MAGA (làm nước Mỹ vĩ đại trở lại), làm phó giám đốc FBI, CNN dẫn hai nguồn thạo tin cho biết.

Cũng theo nguồn tin trên, động thái này được cho là "nhất cử lưỡng tiện" khi vừa xoa dịu mối lo của các thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà về sự bất ổn có thể xảy đến với FBI, vừa làm hài lòng các đồng minh trong phong trào MAGA của ông Trump.

Donald Trump bo nhiem anh 2

Cựu đặc vụ FBI đồng thời là cựu nghị sĩ Michigan Mike Rogers đang được ông Trump cân nhắc cho vị trí giám đốc FBI. Ảnh: Reuters.

Vào ngày 21/11 (giờ Mỹ), cựu phó Giám đốc FBI Andrew McCabe nhận xét rằng ông Rogers "là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý và tự nhiên" để lãnh đạo FBI. Bởi lẽ, ông Rogers đã có kiến thức về cộng đồng tình báo và kinh nghiệm hoạt động tại cơ quan điều tra lớn nhất nước Mỹ.

Tuy nhiên, ông McCabe nói với CNN rằng cần cẩn thận với việc trao quyền cho ông Patel và rằng "không có phần nào trong các nhiệm vụ của FBI có thể an toàn với ông Patel ở vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ở cương vị phó giám đốc".

"Tôi không tin rằng một người ngoài cuộc chưa từng có kinh nghiệm hoạt động trong FBI, không có kiến thức về công việc cũng như quyền hạn có thể làm việc một cách hiệu quả", ông McCabe nói thêm.

Tuy nhiên, đối với ông Trump, mọi thứ vẫn chưa chính thức cho đến khi tổng thống đắc cử đăng tải thông tin lên mạng xã hội Truth Social của mình.

Kash Patel là ai?

Theo CNN, ông Trump đã phỏng vấn nhiều ứng viên tại tư gia Mar-a-Lago (Florida). Nhiều cái tên đã bị gạch đi song nhanh chóng được đưa ra cân nhắc lại. Tổng thống đắc cử cũng đã liên lạc với một số người bạn cũ để thảo luận về vấn đề này.

Trước đó, CNN từng đưa tin về việc ông Patel đã vận động hành lang cho vị trí giám đốc FBI, nơi ông có đủ thẩm quyền để điều tra các đối thủ chính trị của ông Trump, giải mật những thông tin nhạy cảm và thanh trừng các công chức liên bang bị xem là đi ngược lại tôn chỉ của tổng thống đắc cử.

Donald Trump bo nhiem anh 3

cựu Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Kash Patel. Ảnh: New York Times.

Sự nghiệp của ông Patel đã thăng tiến nhanh chóng và trở nên nổi bật trong đội ngũ thân cận của ông Trump vào nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng.

Khi tổng thống Mỹ thứ 45 sa thải cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Gina Haspel sau cuộc bầu cử năm 2020, ông Patel đã được cân nhắc làm người kế nhiệm tại vị trí này.

Trong một khoảng thời gian ngắn trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất, ông Trump cũng từng cân nhắc bổ nhiệm ông Patel làm phó giám đốc FBI. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã ngăn cản quyết định này của ông Trump.

Xuất thân là một cựu luật sư công nổi tiếng thù địch với các cơ quan tình báo, ông Patel đã leo lên nhiều vị trí quyền lực trong chính quyền cựu Tổng thống Trump.

Từ lâu, ông Patel đã bày tỏ ý định thanh trừng “những kẻ âm mưu" trong chính phủ liên bang và giới truyền thông.

“Chúng ta sẽ truy đuổi những người trong giới truyền thông đã nói dối về công dân Mỹ, những người đã giúp ông Joe Biden gian lận bầu cử tổng thống”, ông Patel nói với cựu cố vấn của ông Trump, Stephen K. Bannon, trong một cuộc phỏng vấn cuối năm 2023. “Dù là về mặt hình sự hay dân sự, chúng ta sẽ tìm ra cách”.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Ông Trump đề cử bà Pam Bondi sau khi Matt Gaetz rút lui

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 21/11 đề cử cựu Tổng chưởng lý Florida Pam Bondi làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, thay thế ứng viên trước đó là Matt Gaetz vừa rút lui khỏi cuộc đua.

Ông Trump lên tiếng

Phản ứng trên mạng xã hội sau khi đề cử bộ trưởng Tư pháp của mình rút lui, ông Trump đề cao Gaetz vì đã đứng sang một bên để tránh thành "mối sao nhãng" trong chính quyền mới.

Ứng viên bộ trưởng Tư pháp Mỹ của ông Trump đột ngột rút lui

Cựu Hạ nghị sĩ Matt Gaetz (đảng Cộng hòa - bang Florida) hôm 21/11 cho biết ông đã rút khỏi vị trí ứng viên bộ trưởng Tư pháp Mỹ.

Anh 'tien thoai luong nan' hinh anh

Anh 'tiến thoái lưỡng nan'

0

Chiến thắng của ông Donald Trump có khả năng đẩy Anh vào thế tiến thoái lưỡng nan: Ngả theo Mỹ - đồng minh lớn mạnh nhất, hay nghiêng về châu Âu - đối tác thương mại lớn nhất?

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm