Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kẽ hở trong lệnh trừng phạt Triều Tiên có thể bị TQ lợi dụng

Giới phân tích nhận định, Trung Quốc có thể lợi dụng một số sơ hở trong nghị quyết mới mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên để giao thương với quốc gia Đông Bắc Á.

Trung Quoc lenh trung phat Trieu Tien,  hoat dong thuong mai Trung Quoc,  lenh trung phat anh 1
Hội đồng 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc họp khẩn sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch ngày 6/1. Ảnh: AP

Các biện pháp trừng phạt Triều Tiên mới nhất mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 2/3 nhằm đáp trả vụ thử tên lửa và hạt nhân từ Bình Nhưỡng được cho là “khắc nghiệt nhất từ trước tới nay”. Đây là kết quả sau 7 tuần đàm phán khó khăn giữa Washington và Bắc Kinh, nhà cung cấp thương mại, viện trợ lớn nhất của Bình Nhưỡng.

Năm 2014, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên chiếm khoảng 90% tổng giá trị thương mại 7,61 tỷ USD của quốc gia Đông Bắc Á, theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc.

Bắc Kinh luôn lo ngại sự sụp đổ của Bình Nhưỡng sẽ dẫn tới dòng người tị nạn tràn qua biên giới và tệ hơn là sự thống nhất hai miền Triều Tiên sẽ kéo theo bóng dáng của quân đội Mỹ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc.

Có thể lợi dụng kẽ hở

Các quan chức Mỹ cho rằng nghị quyết mới cứng rắn nhất từ trước tới nay đối với Bình Nhưỡng, quốc gia vốn nhiều lần vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, một trong những điều khoản của nghị quyết trừng phạt - cấm Triều Tiên xuất khẩu than đá, sắt, vàng, titan và khoáng sản đất hiếm - sẽ không có tác dụng nếu quá trình thực thi biện pháp trừng phạt không nhắm tới các tổ chức tài trợ cho chương trình vũ khí và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Theo một nhà ngoại giao Mỹ, nghị quyết được áp dụng đối với các đối tác thương mại đơn lẻ của Bình Nhưỡng. Những giao dịch như vậy vốn không bị yêu cầu báo cáo lên ủy ban phụ trách cấm vận của Liên Hợp Quốc.

Andrea Berger, chuyên gia về các vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên tại Viện Các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (trụ sở ở London), cho hay: “Trên thực tế, quyết định này có nghĩa Trung Quốc và các nhà nhập khẩu than đá và sắt Triều Tiên có thể tìm ra những kẽ hở trong quá trình hợp tác, nếu họ muốn".

Theo bà Berger, nhiều khả năng các lệnh trừng phạt nhằm vào hoạt động buôn bán than đá và sắt sẽ tác động ít tới ngành nhập khẩu than của Bình Nhưỡng.

"Rất miễn cưỡng"

Giao thương Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với Triều Tiên. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, hoạt động nhập khẩu của Triều Tiên đạt 2,56 tỷ USD năm 2015, trong đó hai mặt hàng than đá và sắt lần lượt chiếm 1,05 tỷ USD73 triệu USD.

Trung Quoc lenh trung phat Trieu Tien,  hoat dong thuong mai Trung Quoc,  lenh trung phat anh 2

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay người đồng cấp Vương Nghị trong chuyến công du Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Washington từ lâu cho rằng việc Trung Quốc sẵn sàng gây áp lực với Triều Tiên thông qua mối quan hệ kinh tế là yếu tố quan trọng làm thay đổi hành vi của Bình Nhưỡng.

Mỹ từng vận động hành lang nhằm thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên, gồm chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng 1. Tại thủ đô của Trung Quốc, người đồng cấp Vương Nghị nhấn mạnh lệnh trừng phạt mới "không nên làm tổn thương người dân Triều Tiên hoặc khiến căng thẳng gia tăng".

Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về vấn đề châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Washington, nhận định, Trung Quốc “rất miễn cưỡng” khi ngăn Triều Tiên nhập khẩu khoáng sản.

Theo chuyên gia Glaser, Bắc Kinh có vẻ vẫn muốn hợp tác với Triều Tiên ở mức tối thiểu, nhưng Mỹ quả quyết rằng hoạt động kinh doanh bình thường đều không thể tiếp tục duy trì.

Chờ đợi

Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ thử hạt nhân, lần gần đây nhất là tháng 1/2016. Các quan chức Bắc Kinh thường nói rằng họ “bất lực” trong việc kiểm soát người hàng xóm, ngay cả khi đã kêu gọi sự ổn định trên bán đảo.

Trung Quoc lenh trung phat Trieu Tien,  hoat dong thuong mai Trung Quoc,  lenh trung phat anh 3

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Ảnh: CNN

Jin Qiangyi, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Yanbian ở đông bắc tỉnh Cát Lâm (giáp biên giới Triều Tiên), cho rằng, hành động của Bình Nhưỡng đặt Bắc Kinh vào “tình huống rất khó khăn”.

“Việc Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân và tên lửa đặt ra mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc và họ đã có một số biện pháp”, ông Jin nói, đồng thời cho biết thêm rằng các công ty có mối liên hệ với đảng cầm quyền Triều Tiên được coi là một trong những mục tiêu của Bắc Kinh.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã 4 lần áp đặt lệnh trừng phạt với Triều Tiên kể từ khi nước này thử nghiệm thiết bị hạt nhân lần đầu vào năm 2006. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, không có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có ý định từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Nhận định này làm gia tăng sự nghi ngờ về tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt hiện nay mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên.

“Chúng tôi sẽ phải chờ đợi và xem liệu các biện pháp trừng phạt có khiến Triều Tiên thay đổi quyết định hay không”, Jin nói.

LHQ quyết định trừng phạt khắc nghiệt nhất với Triều Tiên

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 2/3 nhất trí thông qua lệnh trừng phạt cứng rắn nhất từ trước tới nay đối với Bình Nhưỡng nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân lần 4 và phóng tên lửa.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm