Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

J&T Express xây dựng trung tâm trung chuyển rộng 60.000 m2

Nâng cao năng lực vận chuyển, tối ưu giải pháp hậu cần là một trong những mục tiêu chính của cộng đồng doanh nghiệp chuyển phát, trong đó có J&T Express.

Theo kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 của Bộ Công Thương, tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP được kỳ vọng đạt 5-6%, với tốc độ tăng trưởng 15-20%.

Phát triển dựa trên nền tảng công nghệ là một trong những chiến lược cốt lõi, được hoạch định xuyên suốt quá trình hoạt động của J&T Express. Vì vậy, chỉ sau thời gian ngắn, doanh nghiệp đã ghi điểm với người dùng.

J&T Express xay trung tam trung chuyen anh 1

J&T Express tích cực ứng dụng công nghệ vào quá trình vận hành.

Hệ thống "track and trace" và phần mềm quản lý đồng bộ trên ứng dụng, website cho phép khách hàng cập nhật thông tin đơn hàng, kiểm soát hành trình giao nhận nhanh chóng, đồng thời dễ dàng liên hệ với nhà vận chuyển. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành cũng giúp đơn vị này có cơ hội gia tăng các giải pháp hỗ trợ để triển khai nhiều chương trình khuyến maại tới người dùng.

Sau 3 năm có mặt và ghi dấu tại thị trường Việt Nam, J&T Express không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp chuyển phát nhanh phát triển dựa trên ứng dụng công nghệ.

Đơn vị dự kiến đưa vào vận hành trung tâm trung chuyển hiện đại với diện tích 60.000 m2, được trang bị dây chuyền thiết bị hoàn toàn tự động, gồm các khu vực như phân loại, kiểm soát hàng hóa, văn phòng hành chính tổng hợp, khu giải trí, ăn uống và nghỉ ngơi của nhân viên.

J&T Express xay trung tam trung chuyen anh 2

Trung tâm trung chuyển mới của J&T Express có diện tích 60.000 m2.

Quy trình tiếp nhận hàng hóa, nhập liệu thông tin và giao hàng đều được xử lý tự động theo quy chuẩn "smart logistics" (hậu cần thông minh). Hệ thống phân loại thông minh DWS - đo kích thước, khối lượng và quét mã vạch - được tích hợp để kiểm tra, xử lý phân loại kiện hàng với tốc độ cao và chuẩn xác.

Hệ thống băng chuyền ma trận tự động sẽ phân loại, chuyển kiện hàng tới khu vực hàng hóa đã định, giúp rút ngắn thời gian và giảm sai sót khi xử lý thủ công. Việc ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo vào dây chuyền quản lý, vận hành cũng góp phần nâng cao hiệu quả. Mỗi ngày, trung tâm có thể xử lý hơn 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ.

Ông Phan Bình, Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam, cho biết: "Trong những năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lấy khách hàng là trọng tâm để phát triển dịch vụ và tăng cường trải nghiệm. Chúng tôi dự kiến mở rộng và nâng cao năng lực vận chuyển, hậu cần, đưa công nghệ thông tin vào quản lý, vận hành hàng hóa. Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân lực có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao về công nghệ thông tin cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu".

Trung tâm trung chuyển thứ 37 của J&T Express dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2022, nâng tổng diện tích trung tâm trung chuyển của đơn vị lên 168.000 m2. Việc mở rộng và xây dựng trung tâm trung chuyển khai thác hàng hóa theo hướng công nghệ hóa, hiện đại hóa là một trong những giải pháp nằm trong "đích đến" của đơn vị này.

J&T Express được thành lập tại Indonesia năm 2015. Đến nay, hãng đã có mặt tại 7 quốc gia gồm Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Campuchia. J&T Express sở hữu nguồn lực dồi dào, mạng lưới dày đặc phủ khắp 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, với hơn 1.900 bưu cục, 1.000 xe vận chuyển và 25.000 nhân viên.

Doanh nghiệp sở hữu đa dạng loại hình dịch vụ giao hàng nội địa như chuyển phát tiêu chuẩn (J&T Express), dịch vụ nhanh (J&T Fast), siêu dịch vụ giao hàng (J&T Super) và giao hàng tươi sống (J&T Fresh). Bên cạnh đó, J&T Express còn mở rộng tuyến vận chuyển quốc tế (J&T International) đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trải dài khắp các châu lục trên thế giới.

Trà An

Bạn có thể quan tâm