Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Italy dần mở cửa sau lệnh phong tỏa dài nhất thế giới

Sau 9 tuần liên tiếp sống dưới tình trạng phong tỏa, người dân Italy gặp khó khăn trong việc quay lại cuộc sống bình thường.

Người Italy sẽ được phép tự do đi dạo và thăm người thân lần đầu tiên sau chín tuần từ ngày 4/5, theo AFP.

Đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus corona ở châu Âu đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc diễn ra lâu nhất trên toàn thế giới.

Bốn triệu người - ước tính 72% trong số đó là đàn ông - sẽ quay trở lại các công trường xây dựng và nhà máy của họ.

phong toa Italy anh 1

Người dân đi bộ qua quảng trường hoang vắng Piazza Navona ở trung tâm thành phố Rome. Ảnh: AFP.


Các nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại để kinh doanh thức ăn mang về.

Nhưng các quán bar và các cửa hàng kem sẽ vẫn phải đóng cửa. Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng không được khuyến khích và mọi người sẽ phải đeo khẩu trang trong không gian công cộng.

"Chúng tôi đang cảm thấy vừa vui vừa sợ hãi", ông Stefano Milano, 40 tuổi, nói.

"Việc có thể chạy nhảy vô tư trở lại mang lại hạnh phúc lớn lao. Con trai tôi sẽ được phép mời anh chị em họ đến cùng thổi nến sinh nhật và gặp ông bà chúng", ông Milano nói. "Nhưng chúng tôi cũng lo lắng vì họ đã già và bố vợ tôi bị ung thư nên nguy cơ rất cao".

"Thời khắc thể hiện trách nhiệm"

Vũ Hán, nơi virus xuất hiện lần đầu vào tháng 12, là nơi đầu tiên thực hiện biện pháp phong tỏa kéo dài 76 ngày bắt đầu vào ngày 23/1.

Vài tuần sau, Italy cũng theo chân Vũ Hán trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đóng cửa hầu như mọi thứ để đối phó với đại dịch. Đến thời điểm hiện tại, Covid-19 đã khiến 28.884 người tử vong ở Italy, con số tử vong cao nhất ở châu Âu, và một số lo sợ con số này sẽ tăng thêm vài nghìn.

Người Italy bắt đầu phải quen với các biện pháp hạn chế khi làn sóng lây lan đầu tiên ở các tỉnh xung quanh Milan đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

Ở giai đoạn đầu, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đưa 1/4 số dân ở vùng trung tâm công nghiệp phía bắc vào tình trạng phong tỏa vào ngày 8/3.

phong toa Italy anh 2

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tham dự phiên họp của Hạ viện về Covid-19 tại Rome, Italy, ngày 21/4. Ảnh: Reuters.


Biện pháp được ra đột ngột khiến nhiều người sợ hãi. Những người sợ bị nhốt lại cùng với mầm bệnh tìm cách chạy trốn đến các khu vực ít bị ảnh hưởng hơn ở phía nam.

Nguy cơ virus lây lan cùng với những người này và làm hệ thống chăm sóc sức khỏe kém phát triển của miền Nam Italy quá tải đã buộc ông Conte phải đưa ra lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 9/3.

"Hôm nay là thời khắc chúng ta thể hiện trách nhiệm," ông Conte nói với người dân cả nước. "Chúng ta không thể thả lỏng cảnh giác”. Số người chết do virus corona tại Italy lúc đó là 724 trường hợp.

Sau khi Italy bắt đầu có thêm hàng trăm trường hợp tử vong mỗi ngày, thêm nhiều biện pháp hạn chế nữa đã được đưa ra.

Hầu như tất cả cửa hàng, trừ các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa, đã bị đóng cửa trên đất nước 60 triệu dân này vào ngày 12/3. Ngày 22/3, Thủ tướng Conte thực hiện nỗ lực ngăn virus lây lan cuối cùng bằng việc đóng cửa tất cả nhà máy không thiết yếu.

Năm ngày sau đó, số ca tử vong được ghi nhận tại Italy là 969 trường hợp.

Lo lắng về việc mở cửa lại

Tác động kinh tế của lần phong tỏa này là chưa từng có trong lịch sử Italy.

Italy, nền kinh tế lớn thứ 3 của châu Âu vào năm ngoái, dự kiến sụt giảm mạnh hơn bất kỳ năm nào kể từ cuộc đại suy thoái toàn cầu những năm 1930.

phong toa Italy anh 3

Người dân đi bộ ở bờ biển tại Naples, Italy ngày 2/5. Ảnh: Reuters.


Một nửa lực lượng lao động Italy đang phải nhận sự hỗ trợ của nhà nước. Trong một khảo sát, số người tương tự cũng nói rằng họ sợ bị thất nghiệp.

Một số người đã mất việc đã nói rằng họ không hoàn toàn tin tưởng ông Conte có khả năng trong việc đưa quốc gia thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

"Tôi lo lắng về việc mở cửa nền kinh tế trở lại. Chính quyền dường như rất thiếu quyết đoán về cách tiến hành", ông Davide Napoleoni, 37 tuổi, nói với AFP.

Như những nhà lãnh đạo khác trên thế giới, tỷ lệ ủng hộ của ông Conte đã trong đại dịch nhờ hiệu ứng “tập hợp dưới cờ”. Đây là hiện tượng người dân yêu mến lãnh đạo hơn trong các cuộc khủng hoảng cho dù chính sách của lãnh đạo đó có sáng suốt hay không.

Tuy nhiên, một thăm dò được Demos thực hiện vào cuối tháng 4 cho thấy sự ủng hộ ông Conte đã bắt đầu suy giảm. Niềm tin vào chính phủ của người dân đã giảm 8% xuống mức 63% kể từ tháng 3.

Tác động tâm lý

Việc mở cửa lại của Italy rất phức tạp vì hệ thống nhà nước phi tập trung hóa cho phép 20 vùng của quốc gia này tự thực hiện theo các quy tắc của riêng họ.

Vùng Veneto có thủ phủ là Venice và vùng Calabria ở phía nam đã cho phép các quán bar và nhà hàng ngoài trời phục vụ tại chỗ kể từ tuần trước.

Khu vực xung quanh Genoa đang xem xét việc cho phép các nhóm nhỏ đi thuyền và mở cửa các bãi biển trở lại.

phong toa Italy anh 4

62% người dân Italy cần được hỗ trợ tâm lý khi lệnh phong tỏa kết thúc. Ảnh: AFP.


Vùng lân cận Emilia-Romagna thì đóng cửa bãi biển với ngay cả những người sống gần biển.

Những sự không chắc chắn này dường như đang đè nặng lên tâm lý của người dân Italy.

Một cuộc thăm dò của Viện Piepoli cho thấy 62% người Italy nghĩ rằng họ sẽ cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý để quen với cuộc sống sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

"Bóng tối virus mang đến sẽ tiếp tục," nhà xã hội học Ilvo Diamanti viết trên tờ La Repubblica.

"Và bạn khó có thể nhìn thấy ánh sáng trên đường chân trời. Chuyện sẽ xảy ra là chúng ta sẽ quen với việc đi trong bóng tối".

Thiếu chỗ hỏa táng, quan tài được gửi vào trong nhà thờ ở Italy Số ca tử vong vì Covid-19 ở Italy ngày càng tăng cao khiến các nghĩa trang quá tải. Quân đội đã phải đưa quan tài đến các nhà thờ và tạm thời được gửi ở đây để chờ hỏa táng.

Thách thức trong việc tính chính xác số ca tử vong vì Covid-19

Các quốc gia có cách thống kê trường hợp tử vong do Covid-19 khác nhau. Tìm ra phương pháp đếm chính xác số liệu này rất quan trọng trong việc đánh giá tác động virus.

Biểu tình phản đối biện pháp phong tỏa diễn ra ở nhiều bang tại Mỹ

Ở nhiều bang trên khắp nước Mỹ, người dân đã tụ tập biểu tình đòi chính quyền tiểu bang dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được thực hiện để ngăn Covid-19 lây lan.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm