Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Israel giận dữ vì Ba Lan sửa luật về trại thảm sát người Do Thái

Israel chỉ trích Ba Lan vì cho rằng nước này đang muốn viết lại lịch sử, phủ nhận vai trò của người Ba Lan tại các trại tập trung nơi hàng triệu người Do Thái đã bị giết hại.

Các trại tập trung do Đức Quốc xã lập ra trên lãnh thổ Ba Lan sau khi xâm lược nước này năm 1939 từ lâu được gọi là "trại thảm sát Ba Lan". Tên gọi này ám chỉ chính quyền Ba Lan thời điểm đó phải chịu một phần trách nhiệm đối với các trại tập trung chết chóc, nổi tiếng nhất là trại Auschwitz. 

Theo BBC, dự luật mới cấm gọi các trại tập trung thời Chiến tranh thế giới 2 là "trại thảm sát Ba Lan" đã được thông qua tại hạ viện Ba Lan. Nếu dự luật này được thượng viện thông qua và được tổng thống Ba Lan phê chuẩn, những người tiếp tục coi Ba Lan phải chịu một phần trách nhiệm trong chiến dịch thảm sát người Do Thái có thể sẽ đối mặt với án phạt tù. 

Trai tap trung Chien tranh the gioi 2 anh 1
Khung cảnh trại tập trung Auschwitz nhìn từ cổng ra vào. Ảnh: USAFA.

"Sự thật lịch sử đã chỉ ra, rất nhiều người Ba Lan đã tiếp tay cho Đức Quốc xã. Họ đã giao nộp, lạm dụng, thậm chí tự tay giết người Do Thái trong và sau chiến dịch diệt chủng người Do Thái. Dự luật này là sự chối bỏ lịch sử đáng xấu hổ", Bộ trưởng Giáo dục và Ngoại giao Israel Naftali Bennett nói.

Các quan chức Israel đã phản đối rất dữ dội trước quyết định của Ba Lan. Các chuyên gia lo ngại dự luật này, nếu được thông qua, sẽ hạn chế đáng kể các nỗ lực nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự thật về vai trò của người Ba Lan đằng sau các trại tập trung ở Ba Lan.

Đáp lại, chính phủ Ba Lan cho rằng dự luật mới không nhằm giới hạn quyền tự do nghiên cứu hay thảo luận về vấn đề diệt chủng người Do Thái. Warsaw tin rằng các cáo buộc trước đây về sự dính líu của người Ba Lan vào cuộc diệt chủng là giả thuyết sai lầm và có hại cho công tác nghiên cứu tìm ra sự thật.

Trai tap trung Chien tranh the gioi 2 anh 2
Bản đồ các trại thảm sát và trại tập trung Đức Quốc xã lập ra tại Ba Lan. Đồ họa: WK Commons.

"Auschwitz (tên trại thảm sát nổi tiếng tại Ba Lan) không phải là một cái tên Ba Lan. Arbeit Macht Frei (khẩu hiệu được treo tại cổng trại Auschwitz với nghĩa 'lao động mang tới tự do') không phải một khẩu hiệu của Ba Lan. Sự phản đối của Israel là bằng chứng cho thấy việc thông qua dự luật này là cần thiết", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, hàng triệu người tại Ba Lan đã bị sát hại, trong đó có 3 triệu người Do Thái. Riêng tại trại tập trung Auschwitz do Đức Quốc xã lập ra, khoảng 1,1 triệu người, hầu hết là người Do Thái, đã bị giết hại trước khi trại này được giải phóng năm 1945.

Những bức ảnh màu hiếm hoi về Thế chiến II

Hơn 70 năm sau Thế chiến II, một quyển sách của Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia Anh lần đầu tiên hé lộ những bức ảnh màu hiếm hoi về cuộc chiến.

Dấu tích lịch sử trong đường hầm chủ chốt thời Thế chiến II

Hệ thống đường hầm ẩn trong lòng thủ đô Valleta của Malta chứa nhiều vết tích cho thấy vai trò to lớn của địa điểm này trong các chiến dịch của quân Đồng Minh thời Thế chiến II.



Duy Anh

Bạn có thể quan tâm