Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

IS trỗi dậy

Tần suất hoạt động của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tăng lên trong bối cảnh các cuộc đàm phán về việc Mỹ rút dần quân khỏi Iraq đang diễn ra.

Lính biệt kích của Mỹ và Iraq đã đột kích một số cứ điểm của IS ở phía tây Iraq hôm 31/8, giết chết ít nhất 14 thành viên của tổ chức này. Đây là một trong những đợt càn quét khủng bố lớn nhất từng được triển khai tại Iraq trong vài năm trở lại đây, theo New York Times.

Hơn 200 đặc công của Mỹ và Iraq, bao gồm cả lực lượng dự bị, đã truy đuổi lực lượng IS trong các boong-ke (hầm ẩn nấp) ở vùng sa mạc Anbar của Iraq. 7 binh sĩ của Mỹ đã bị thương khi tham gia chiến dịch.

Giới chức Mỹ và Iraq cho biết quy mô và trọng tâm của đợt truy quét này phản ánh sự quay trở lại của IS trong vài tháng gần đây. Cũng theo nguồn tin này, mục tiêu chính của chiến dịch xoay quanh một chỉ huy cấp cao giám sát các hoạt động của IS ở Trung Đông và châu Âu.

Chiến dịch không kích bất ngờ

"Chiến dịch nhắm vào các lãnh đạo IS với mục tiêu làm suy yếu khả năng lập kế hoạch, tổ chức và tiến hành các đợt tấn công chống lại Iraq và Mỹ, cũng như những đồng minh khác trong khu vực", Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết trong một tuyên bố hôm 1/9.

Đợt tác chiến nói trên diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani và các lãnh đạo quân sự nước này khẳng định Iraq có thể kiểm soát mối nguy từ IS mà không cần đến sự chi viện từ Mỹ.

Iraq và Mỹ đang đàm phán một thỏa thuận kết thúc sứ mệnh của liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo tại Iraq. Hiện khoảng 2.500 đơn vị quân sự của Mỹ đang đóng tại Iraq.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố vào tháng 7, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết số vụ tấn công nghi do IS tổ chức ở Iraq và Syria đang có xu hướng tăng gấp đôi so với năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm 2024, IS đã lên tiếng chịu trách nhiệm cho 153 cuộc tấn công ở hai nước nói trên.

"Trong những năm gần đây, Iraq đã thành công trong việc kiểm soát IS khi tần suất hoạt động của tổ chức này được giữ ở mức thấp nhất mọi thời đại", Charles Lister, giám đốc chương trình chống khủng bố của Viện Trung Đông, nói. "Nhưng sự tái hoạt động của IS ở Syria là điều đáng lo ngại".

"Do đó, chúng ta cần liên tục giám sát các hầm trú ẩn của IS ở vùng sa mạc Anbar xa xôi nếu không muốn IS mở rộng sự ảnh hưởng từ Syria sang Iraq", ông Lister nói thêm.

Nha nuoc Hoi giao anh 1

Đợt truy quét có quy mô lớn hôm 31/8 nhắm vào các nhóm phiến quân tàn dư của IS ngoài sa mạc Anbar. Ảnh: Unsplash.

Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, lực lượng nước này và các đồng minh đã giúp quân đội Iraq tổ chức hơn 250 đợt truy quét chống khủng bố tính từ tháng 10/2023.

Chiến dịch hôm 31/8 mang đậm dấu ấn quân đội Mỹ. Các quan chức Iraq cho biết trong một tuyên bố rằng đợt tấn công bắt đầu ở phía đông của một lòng sông chảy qua sa mạc Anbar, phía tây nam thành phố Falluja.

Theo Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, các chiến binh IS được trang bị nhiều vũ khí, lựu đạn và "thắt lưng phát nổ". Cũng theo nguồn tin này, hiện chưa ghi nhận thương vong nào về dân thường.

Giới chức Mỹ cho biết với sự trợ lực của máy bay không người lái và hơn 100 lính Iraq, chiến dịch truy quét đã bắt giữ thêm hai chiến binh IS đang bỏ trốn. Hai quân nhân này nắm giữ tài liệu và giấy tờ liên quan đến vấn đề tài chính của IS. Dựa trên những tài liệu thu được này, các nhà phân tích quân sự kỳ vọng có thể mở thêm nhiều đợt truy quét quy mô lớn trong tương lai.

Nha nuoc Hoi giao anh 2

Mỹ và Iraq đang đàm phán về một kế hoạch rút quân dần của lực lượng quân sự Mỹ. Ảnh: Unsplash.

Chính phủ Iraq hiếm khi đề cập đến vai trò của quân đội Mỹ trong các hoạt động chống IS. Tuyên bố của Iraq về chiến dịch mới nhất hầu như không ghi nhận sự tham gia của Mỹ mà thông báo rằng đây là kết quả đến từ sự phối hợp của liên minh quốc tế.

Trong cuộc gặp vào cuối tháng 8 với Thiếu tướng Kevin Leahy, chỉ huy hàng đầu của lực lượng Mỹ tại Baghdad, Thủ tướng Sudani nói rằng "tàn dư của IS không còn là mối đe doạ với nhà nước Iraq vì họ đã bị chia nhỏ thành những nhóm đơn lẻ, phải lẩn trốn ở những vùng hẻo lánh".

Ông Sudani cũng lưu ý rằng các lực lượng vũ trang Iraq "đang tiếp tục theo dõi tàn dư những đối tượng nghi ngờ là khủng bố và giám sát kỹ nơi ẩn náu của chúng".

Mầm mống từ các trại giam

Vào giai đoạn bành trướng, IS từng có sức ảnh hưởng trải dài từ Levant đến Đông Nam Á với hơn 40.000 chiến đấu cơ. Tổ chức này tìm cách áp đặt chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, bao gồm cả việc các nhóm tín đồ thiểu số, theo New York Times.

Một liên minh gồm hơn 80 quốc gia do Mỹ lãnh đạo đã được thành lập để chiến đấu chống lại phong trào cực đoan nói trên. IS mất quyền kiểm soát ở Iraq vào năm 2017 vào ở Syria vào năm 2019.

Tuy nhiên, các nhóm phiến quân của IS tiếp tục hoạt động ngoài sa mạc Anbar ở Iraq, Syria và rải rác vài khu vực lân cận với khoảng hơn 2.500 chiến đấu cơ.

"IS tiếp tục là mối đe doạ", Thiếu tướng Patrick Ryder của Mỹ nhận định.

Nha nuoc Hoi giao anh 3

Phong trào Hồi giáo cực đoan vẫn đang manh nha hoạt động mạnh trở lại tại Iraq và Syria. Ảnh: Unsplash.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ hôm 2/9 tuyên bố rằng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), lực lượng quân sự đồng minh của Mỹ ở phía đông bắc Syria, đã bắt giữ Khaled Ahmed al Dandal, một thủ lĩnh IS. Ông này được cho là đã bị bắt khi đang cố gắng giúp 5 binh sĩ IS trốn khỏi một trung tâm giam giữ ở Raqqa, Syria. 2 người trong số này đã trốn thoát.

Với sự giúp đỡ của Mỹ, SDF đang giam giữ hơn 9.000 tù binh IS tại hơn 20 cơ sở ở đông bắc Syria. Các nhà lãnh đạo IS đã nhiều lần nỗ lực giúp đỡ các tù nhân này vượt ngục nhằm tái thiết hàng ngũ khủng bố.

Các chuyên gia chống khủng bố cũa Mỹ từ lâu đã lo ngại những trại giam giữ này sẽ trở thành "vườn ươm" cho thế hệ tiếp theo của phong trào Hồi giáo cực đoan.

"Nếu một lượng lớn thành viên IS đang bị giam giữ có thể trốn thoát, nền an ninh khu vực sẽ bị đe doạ nghiêm trọng", Tướng Michael E. Kurilla, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, lên tiếng cảnh báo.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

Quân đội Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh nhóm liên kết với Al-Qaeda

Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ thông báo cuộc không kích ở Syria ngày 23/8 nhắm vào Abu-Abd al-Rahman al-Makki, một thủ lĩnh cấp cao của nhóm Hurras al-Din liên kết với Al-Qaeda.

Mỹ bất ngờ công bố vụ không kích ở Iraq

Bảy binh lính Mỹ bị thương trong trận chiến ở sa mạc Anbar, theo Bộ Chỉ huy trung tâm, theo Guardian.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm