Binh sĩ Mỹ bước đi khi một chiếc trực thăng bay qua làng Oreij ở Iraq, ngày 22/2/2017. |
Quân đội Mỹ và Iraq đã thực hiện một cuộc đột kích chung nhằm vào các phần tử nghi thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở sa mạc phía tây Iraq khiến ít nhất 15 người thiệt mạng trong khi 7 binh lính Mỹ bị thương, các quan chức cho biết hôm 31/8.
Bộ Chỉ huy trung tâm của quân đội Mỹ cho hay các phần tử nghi IS trang bị vũ khí, lựu đạn và đai thuốc nổ trong trận chiến hôm 29/8. Lực lượng Iraq quân sự Iraq tiết lộ vụ đột kích xảy ra ở sa mạc Anbar.
"Chiến dịch này nhắm vào các thủ lĩnh IS nhằm phá vỡ và làm suy yếu khả năng lập kế hoạch, tổ chức và tấn công của IS nhằm vào thường dân Iraq, cũng như công dân Mỹ, đồng minh và đối tác trên khắp khu vực và xa hơn nữa", Bộ Chỉ huy trung tâm cho biết. "Lực lượng an ninh Iraq tiếp tục khai thác thêm các địa điểm bị đột kích".
Bộ chỉ huy nói thêm: "Không có dấu hiệu thương vong về dân thường".
Một tuyên bố của quân đội Iraq xác nhận "các cuộc không kích nhắm vào các nơi ẩn náu, sau đó là một chiến dịch trên không".
"Trong số những người thiệt mạng có các thủ lĩnh chủ chốt của IS", quân đội Iraq cho biết, nhưng không nêu chi tiết danh tính. “Tất cả nơi ẩn náu, vũ khí và hỗ trợ hậu cần đã bị phá hủy, đai thuốc nổ đã được kích nổ an toàn và các tài liệu quan trọng, giấy tờ tùy thân và thiết bị liên lạc đã bị tịch thu”.
Một quan chức quốc phòng Mỹ (giữ kín danh tính) cho biết một số binh lính Mỹ bị thường. “Tất cả nhân sự đều trong tình trạng ổn định”, quan chức này cho hay.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao phải mất hai ngày Mỹ mới thừa nhận sự tham gia của mình trong cuộc đột kích. Iraq không đề cập tới sự tham gia của Mỹ trong thông báo ban đầu. Giới chính khách Iraq đang tranh luận về tương lai của lực lượng quân sự Mỹ ở nước này.
Trong nhiều năm sau khi đánh đuổi các phần tử IS khỏi vương quốc Hồi giáo tự xưng của họ trên khắp Iraq và Syria, các lực lượng Mỹ vẫn tiếp tục chiến đấu với nhóm này. Số thương vong trong cuộc đột kích mới nhất cao hơn những cuộc đột kích khác trước đó.
Vào thời kỳ đỉnh điểm, IS đã cai trị một khu vực có diện tích bằng một nửa Vương quốc Anh khi nhóm này cố gắng thực thi cách diễn giải cực đoan của mình về đạo Hồi, tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số và trừng phạt khắc nghiệt đối với những người Hồi giáo bị coi là bội giáo.
Một liên minh gồm hơn 80 quốc gia do Mỹ đứng đầu đã được thành lập để chống lại IS, đẩy lùi sự kiểm soát của IS ở Iraq và năm 2017 và ở Syria vào năm 2019. Các phần tử IS vẫn tiếp tục hoạt động tại sa mạc Anbar ở Iraq và Syria, trong khi tuyên bố thực hiện các cuộc tấn công ở những nơi khác trên thế giới. Chi nhánh IS ở Afghanistan khét tiếng các cuộc tấn công dữ dội gây nhiều thương vong.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...